- Kết luận cuộc họp về các giải pháp đẩy nhanh tiến độ công tác chuẩn bị đầu tư Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 hôm nay, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu không chỉ định thầu mà phải đấu thầu rộng rãi, công khai, minh bạch để lựa chọn nhà đầu tư đủ năng lực.
Báo cáo kế hoạch triển khai Nghị quyết của QH và kiến nghị Chính phủ, Bộ GTVT cho biết Thủ tướng chấp thuận một số đề xuất trong giai đoạn chuẩn bị các dự án đầu tư xây dựng công trình một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông.
Để thực hiện được việc này, cần phải có các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai dự án nhằm đảm bảo quản lý chặt chẽ, hiệu quả đầu tư và đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư công khai, minh bạch, cạnh tranh. Đồng thời khắc phục những tồn tại, hạn chế trong việc triển khai các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT trong thời gian vừa qua.
Bộ GTVT nêu thực tiễn triển khai các dự án đầu tư theo hình thức PPP (hợp tác công tư) thời gian qua cho thấy các cơ chế, chính sách về lựa chọn nhà đầu tư, quản lý, tổ chức thực hiện dự án còn bất cập; khả năng huy động nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng trong nước khó khăn; việc huy động nguồn vốn nước ngoài cần có các cơ chế bảo lãnh của Chính phủ trong khi hành lang pháp lý chưa cho phép
Dự kiến tại kỳ họp sắp tới, Chính phủ sẽ thảo luận và ra Nghị quyết về những cơ chế, giải pháp cụ thể đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng lãnh đạo Bộ GTVT, UBND tỉnh Quảng Nam kiểm tra công trường xây dựng tuyến cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi (đoạn đi qua tỉnh Quảng Nam) ngày 8/12/2017. Ảnh: X.Tuyến |
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng ghi nhận, đánh giá cao sự chuẩn bị tích cực, khoa học của Bộ GTVT trong thời gian qua.
Theo ông, QH đã giao Chính phủ xây dựng cơ chế huy động nguồn lực tham gia đầu tư dự án, vì vậy Bộ GTVT cần sớm trình để Chính phủ ban hành Nghị quyết triển khai, bảo đảm tiến độ cơ bản hoàn thành vào năm 2021.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định quan điểm: "Tuyệt đối không chỉ định thầu mà phải tổ chức đấu thầu công khai, minh bạch để lựa chọn nhà đầu tư đủ năng lực triển khai các gói thầu đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, đáp ứng hiệu quả kinh tế, tránh thất thoát, lãng phí, tiêu cực".
Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 được QH thông qua chủ trương đầu tư ngày 22/11/2017.
Trước đó, ngày 5/10/2017, Bộ Chính trị đã có Kết luận về chủ trương đầu tư một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông. Ngày 1/11/2016, hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành TƯ Đảng khoá 12 đã ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TW trong đó khẳng định “đẩy mạnh thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, bảo đảm tính công khai, minh bạch; có cơ chế giám sát, quản lý và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư đối với từng dự án”.
2017: 'Ấn nút' cao tốc Bắc Nam, sân bay Long Thành
Năm 2017 QH thông qua chủ trương đầu tư cao tốc Bắc - Nam và nghị quyết đền bù giải phóng mặt bằng sân bay Long Thành.
Bộ trưởng GTVT: Phí BOT cao tốc Bắc-Nam cao nhất 3.400 đồng/km
Bộ trưởng GTVT cam kết, mức phí BOT cao tốc Bắc-Nam khởi đầu chỉ có 1.500 đồng/km/xe con, sau đó theo lộ trình 2-3 năm tăng 200-300 đồng.
ĐB lo cao tốc Bắc - Nam sẽ đội chi phí
ĐB lo ngại việc triển khai quá nhiều dự án BOT trên cao tốc Bắc-Nam sẽ làm đội chi phí, chỉ nhà giàu, DN lớn mới lựa chọn.
Làm cao tốc Bắc - Nam mà chia mành mành 63 tỉnh sẽ không có gì
Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể nói: “Nếu miếng bánh hiện nay chia mành mành ra 63 tỉnh thành thì cuối cùng không có gì cả”.
Đề nghị làm rõ xây cao tốc Bắc-Nam bằng BOT
Do đầu tư BOT còn nhiều bất cập, UB Kinh tế đề nghị Chính phủ có giải pháp xử lý các tồn tại cũ trước khi chốt đầu tư 8/11 dự án thành phần của cao tốc Bắc-Nam theo hình thức này.
2019: Khởi công cao tốc Bắc - Nam
Theo phương án điều chỉnh vừa được Bộ GTVT trình Quốc hội, giai đoạn 2017-2020 sẽ tập trung đầu tư xây dựng 654km cao tốc Bắc - Nam.
Thu Hằng