Ngày 20/3, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 23.252 đồng (tăng 10 đồng). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 23.175 đồng (không đổi) và bán ra ở mức 23.900 đồng (tăng 11 đồng).

Đầu giờ sáng 20/3, đa số các ngân hàng thương mại giảm mạnh tỷ giá ngoại tệ đồng đô la Mỹ hôm nay so với cuối giờ phiên liền trước, phổ biến ở mức 23.335 đồng (mua) và 23.495 đồng (bán).

Vietcombank và BIDV niêm yết ở mức: 23.335 đồng (mua) và 23.495 đồng (bán). Vietinbank: 23.220 đồng (mua) và 23.380 đồng (bán). ACB: 23.350 đồng (mua) và 23.470 đồng (bán).

Đầu phiên giao dịch ngày 20/3 (giờ Việt Nam), trên thị trường thế giới, tỷ giá ngoại tệ biến động mạnh. Chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức 101,73 điểm.

Đây là đầu tiên kể từ đầu 2017, chỉ số DXY lên trên ngưỡng 100 điểm.

Đầu giờ sáng, đồng USD treo trên đỉnh 3 năm do giới đầu tư vẫn bán hầu hết các loại tài sản khác và giữ đồng USD trong bối cảnh dịch Covid-19 lan rộng trên phạm vi toàn cầu.

Giới đầu tư đồng loạt bán chứng khoán, cả vàng và trái phiếu Mỹ và chỉ còn giữ đồng USD. Các đồng tiền khác như euro, bảng Anh… đều giảm mạnh.

Chứng khoán châu Á hôm 19/3 đồng loạt giảm điểm bất chấp biện pháp kích thích của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) với kế hoạch chi 750 tỷ euro (820 tỷ USD) để mua trái phiếu cho đến khi bệnh dịch qua đi. Sắc đổ tràn ngập trên TTCK Nhật, Hong Kong, Trung Quốc, Seul, Singapore…Thị trường Manila có thời điểm lao dốc gần 25% sau khi mở cửa trở lại sau hai ngày ngừng giao dịch do tình hình dịch bệnh và chốt phiên cũng giảm hơn 13%.

{keywords}
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay: USD treo trên đỉnh.

Hồi đầu đợt dịch Covid-19, trái phiếu Mỹ là kênh trú ấn an toàn cho giới đầu tư. Trái phiếu Mỹ tăng mạnh tới mức, lợi tức trái phiếu 10 năm giảm 80% kể từ giữa tahngs 2 cho tới đầu tháng 3 và đạt mức thấp kỷ lục 0,32%/năm.

Tuy nhiên, trong vài ngày gần đây, trái phiếu Mỹ cũng ồ ạt bị bán ra, nhất là trong phiên thứ Ba và thứ Tư, khiến lợi tức tăng vọt lên mức 1,25%. Đây là một diễn biến đáng sợ. Nó cho thấy các nhà đầu tư bán tất cả những gì có thể để chuyển sang tiền.

Đó cũng là lý do tại sao đồng USD liên tục tăng vọt lên đỉnh cao mới. Giới đầu tư rõ ràng đang bị buộc phải bán để tăng lượng tiền nhằm sống sót qua một thời gian khó khăn mà đại dịch Covid-19 gây ra.

Trong phiên 19/3, đồng bạc xanh đã tăng hơn 6% so với đồng AUD và hơn 3% so với đồng won của Hàn Quốc. Trong khi đó, đồng bảng Anh hiện đang ở quanh các mức thấp nhất kể từ giữa những năm 1980.

Thị trường tài chính thế giới tiếp tục chao đảo. NHTW các nước tiếp tục có những biện pháp hỗ trợ.

Ngân hàng trung ương Philippines hôm 198/3 đã cắt giảm lãi suất mạnh hơn dự kiến (50 điểm cơ bản) để đối phó với sự sụt giảm tăng trưởng kinh tế do ảnh hưởng của dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19. Đây là lần thứ 5 ngân hàng giảm lãi suất kể từ năm 2018 khi ngân hàng này bắt đầu đảo ngược xu hướng tăng lãi suất.

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) ngày 19/3 thông báo dự định mua 1.000 tỷ yen (9,18 tỷ USD) trái phiếu chính phủ Nhật Bản. Bộ Tài chính và Ngân hàng trung ương Mexico (Banxico) sẽ tung ra thị trường 2 tỷ USD, nhằm vực dậy đồng nội tệ peso, vốn đã mất giá tới 31% so với đồng USD trong một tuần qua.

Trên thị trường trong nước phiên giao dịch 19/3, tỷ giá USD/VND ở một số ngân hàng phổ biến ở quanh mức: 23.335 đồng/USD và 23.495 đồng/USD.

Tới cuối phiên 19/3, Vietcombank và BIDV niêm yết tỷ giá ở mức: 23.335 đồng/USD và 23.495 đồng/USD. Vietinbank: 23.320 đồng/USD và 23.480 đồng/USD. ACB: 23.360 đồng/USD và 23.480 đồng/USD.

Chốt phiên giao dịch 19/3, tỷ giá Euro đứng ở mức: 25.108 đồng (mua) và 26.124 (bán). Tỷ giá Bảng Anh: 26.660 đồng (mua) và 27.495 (bán). Tỷ giá yên Nhật ở mức 211,2 đồng và bán ra ở mức 221,2 đồng. Nhân dân tệ: ở mức 3.275 đồng và bán ra ở mức 3.378 đồng.

V. Minh