Tỷ giá trong nước
Ngày 30/3, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 23.230 đồng (giảm 5 đồng so với ngày hôm qua). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 23.175 đồng (không đổi) và bán ra ở mức 23.9265 đồng.
Tỷ giá tại các ngân hàng thương mại như sau: Vietcombank niêm yết tỷ giá ở mức: 23.520 đồng (mua) và 23.550 đồng (bán). Eximbank: 23.530 đồng (mua) và 23.550 đồng (bán).
Ngày 27/3, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 23.235 đồng (giảm 10 đồng). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 23.175 đồng (không đổi) và bán ra ở mức 23.650 đồng (không đổi).
Đầu giờ sáng 27/3, đa số các ngân hàng thương mại giảm mạnh tỷ giá ngoại tệ đồng đô la Mỹ hôm nay so với cuối giờ phiên liền trước, phổ biến ở mức 23.560 đồng (mua) và 23.720 đồng (bán).
Vietcombank và BIDV niêm yết ở mức: 23.560 đồng (mua) và 23.720 đồng (bán). Vietinbank: 23.535 đồng (mua) và 23.695 đồng (bán). ACB: 23.560 đồng (mua) và 23.710 đồng (bán).
Thời gian qua, NHNN đã chỉ đạo các NHTM tập trung hoãn, giãn, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giảm lãi, giảm phí cho các DN, tiếp tục cho vay mới tạo điều kiện cho DN vượt qua khó khăn. Các NHTM nhà nước chủ đạo nhưng các NHTM cổ phần cũng phải có trách nhiệm phối hợp triển khai đồng bộ.
Bên cạnh đó, NHNN điều chỉnh lãi suất điều hành để phát tín hiệu rõ ràng, mạnh mẽ sẵn sàng hỗ trợ TCTD trong trường hợp cần tiếp cận vốn. Trên cơ sở mục tiêu kiểm soát lạm phát, NHNN giảm nhẹ lãi suất huy động kỳ hạn dưới 6 tháng (lãi suất trên 6 tháng vẫn theo cơ chế thỏa thuận) sẽ tạo điều kiện cho TCTD cơ cấu lại nguồn vốn theo hướng kéo dài kỳ hạn, qua đó, TCTD thuận lợi hơn trong việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí nhằm hỗ trợ khách hàng theo quy định tại Thông tư số 01/2020/TT-NHNN (TT01).
Tỷ giá ngoại tệ
Chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) giảm 1,03% ở mức 98,422.
Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua gói kích thích kinh tế lịch sử qui mô 2.000 tỷ USD nhằm đối phó với những ảnh hưởng do đại dịch COVID-19 gây ra. Dự luật vừa được thông qua có tên gọi “Đạo luật hỗ trợ, cứu trợ chống dịch COVID-19 và bảo đảm an ninh kinh tế", dài 883 trang liên quan đến gói cứu trợ kinh tế trị giá 2.000 tỉ USD. Sau khi được Hạ viện thông qua, dự luật sẽ được trình lên Tổng thống Trump ký phê chuẩn.
Giới phân tích nhận định, gói hỗ trợ được thông qua khá kịp thời, nhưng chưa đủ để ngăn chặn tác động kinh tế ngắn hạn, tỉ lệ thất nghiệp gia tăng mà dịch COVID-19 gây ra cho kinh tế Mỹ. Số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp đã tăng chóng mặt, lên khoảng 1,5 triệu người hôm 21/3.
Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang chi nhánh St. Louis, ông James Bullard nhìn nhận gói cứu trợ phù hợp cho tình hình hiện nay, nhưng chỉ là giải cứu tạm thời, chưa thể gọi là gói kích thích khi mà chưa biết dịch bệnh sẽ kéo dài trong bao lâu.
Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) - cơ quan hoạch định chính sách tiền tệ của Fed - đã tuyên bố sẽ mua một lượng trái phiếu kho bạc và chứng khoán được thế chấp không giới hạn và mở ba cơ sở mới để mua nợ của các công ty.
Động thái này là bước đi mới nhất của Fed nhằm thưc hiện một biện pháp can thiệp chưa từng có vào nền kinh tế Mỹ với mục đích duy trì tín dụng cho các hộ gia đình và doanh nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề do đại dịch COVID-19 gây ra.
Con số thiệt hại kinh tế rất lớn đã thúc đẩy chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump và các nhà lập pháp thảo luận các gói kích thích trị giá hơn 1.000 tỷ USD và khiến Fed phải thực hiện các nỗ lực mang tính đột phá để bảo vệ nền kinh tế.
Đông Sơn