Ngày 5/4, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD ở mức: 23.236 đồng (giảm 5 đồng so với hôm qua). 

Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 23.125 đồng (không đổi) và bán ra ở mức 23.888 đồng

Vietcombank niêm yết tỷ giá ở mức: 23.160 và 22.980 đồng/USD. BIDV là 22.975 và 23.175 đồng/USD.

Eximbank là 22.980 đồng/USD và 23.170 đồng/USD. TPBank là 22.934  đồng/USD và 23.158 đồng/USD.

Chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức 93,01 điểm, tăng 0,09%.

Báo cáo của Moody’s Analytics chỉ ra rằng nền kinh tế Mỹ sẽ bổ sung thêm 16,3 triệu việc làm nhờ tăng trưởng việc làm tự nhiên và việc thông qua gói cứu trợ COVID-19 trị giá 1.900 tỷ USD. Như vậy, kế hoạch cơ sở hạ tầng mới của tổng thống sẽ tạo ra khoảng 2,6 triệu việc làm mới trong vòng 10 năm.

Phân tích của Moody’s cũng chỉ ra rằng kế hoạch của ông Biden sẽ khiến tăng trưởng giảm nhẹ vào năm tới, vì thuế đánh vào doanh nghiệp (nguồn tiền huy động cho kế hoạch này) cao hơn sẽ có hiệu lực.

Tại châu Á, khối Nghiên cứu Kinh tế Ngân hàng HSBC vừa gửi báo cáo triển vọng kinh tế châu Á quý II/2020 với nhận định: Năm Tân Sửu sẽ thể hiện sức sống kinh tế mạnh mẽ hơn.

{keywords}
Tỷ giá ngoại tệ 

Theo HSBC, vắc xin mang lại hy vọng kinh tế phục hồi, nhưng cần phải kiên nhẫn vì việc triển khai tiêm chủng mở rộng diễn ra chậm hơn so với những nơi khác. Như vậy, nhiều hạn chế sẽ còn duy trì trong một thời gian khá dài nữa, đặc biệt là việc di chuyển, đi lại.

Đồng thời, khả năng miễn dịch cộng đồng có thể có đối với một số thị trường trong năm nay, nhưng sẽ phổ biến hơn vào dịp cuối năm; chi tiêu tiêu dùng mặc dù đang tăng nhưng chưa thực sự rõ rệt trong những tháng tới, ít nhất là không tăng nhiều như kỳ vọng, ví dụ trên khắp Thái Bình Dương.

Các chuyên gia của HSBC cho biết, tăng trưởng của Hoa Kỳ cho thấy triển vọng xuất khẩu khả quan của châu Á sẽ tiếp tục, nhưng sự phục hồi do dịch vụ dẫn dắt có thể không mang lại nhiều lợi thế hơn cho thương mại.

Kết quả chính của cuộc khảo sát Lãnh đạo Doanh nghiệp Toàn cầu lần thứ 24 do PricewaterhouseCoopers (PwC) thực hiện với 5.050 CEO đến từ 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong thời gian từ tháng 1-2.2021 cho thấy, 76% lãnh đạo doanh nghiệp dự đoán tăng trưởng kinh tế sẽ cải thiện trong năm 2021. Tỉ lệ này tăng đáng kể so với 22% vào năm 2020 và 42% trong năm 2019 và là mức độ lạc quan cao nhất ghi nhận được kể từ khi câu hỏi này được đưa vào khảo sát từ năm 2012.

Ông Bob Moritz - Chủ tịch Toàn cầu của PwC - cho biết: “Trong một năm biến động vừa qua, các CEO đã phải nhìn nhận, thiết lập lại hoạt động cũng như phương thức vận hành của doanh nghiệp, đồng thời giải quyết trăn trở về bảng cân đối kế toán, hỗ trợ các nhân viên vượt qua tình cảnh khó khăn”.

Theo ông Moritz, các CEO hiện nay đang phải đối mặt với hai thách thức cơ bản: Thứ nhất, làm sao để xây dựng niềm tin với các bên liên quan, khi kỳ vọng ngày một gia tăng; và thứ hai, làm sao để doanh nghiệp thích ứng, mang lại kết quả bền vững trong điều kiện môi trường kinh doanh đang thay đổi nhanh chóng.

Ngày 2/4, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD ở mức: 23.241 đồng. Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 23.125 đồng và bán ra ở mức 23.884 đồng.

Các ngân hàng thương mại giữ tỷ giá ngoại tệ đồng USD phổ biến ở mức 22.980 đồng (mua) và 23.160 đồng (bán).

Vietcombank niêm yết tỷ giá ở mức: 22.980 đồng/USD và 23.160 đồng/USD. Vietinbank: 22.975 đồng/USD và 23.175 đồng/USD. ACB: 23.000 đồng/USD và 23.160 đồng/USD.

Đông Sơn