Ngày 6/1, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 23.167 đồng (tăng 10 đồng). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 23.175 đồng (không đổi) và bán ra ở mức 23.802 đồng (tăng 7 đồng).

Đầu giờ sáng 6/1, đa số các ngân hàng thương mại giữ tỷ giá ngoại tệ đồng đô la Mỹ hôm nay không đổi so với cuối giờ phiên liền trước, phổ biến ở mức 23.110 đồng (mua) và 23.230 đồng (bán).

Vietcombank và BIDV đều niêm yết ở mức: 23.110 đồng (mua) và 23.230 đồng (bán). Vietinbank: 23.108 đồng (mua) và 23.228 đồng (bán). ACB: 23.120 đồng (mua) và 23.220 đồng (bán).

Chỉ số Bloomberg Dollar Spot Index, một thước đo tỷ giá của USD so với 10 đồng tiền chủ chốt khác, giảm 2% trong tháng 12, đánh dấu tháng giảm mạnh nhất trong khoảng 2 năm trở lại đây.

Với mức giảm này, chỉ số gần như đánh mất hết thành quả tăng trước đó trong 2019, đồng thời có thể đạt dấu chấm hết cho đợt tăng kéo dài suốt mấy năm qua.

Trước đó, từ mức đáy thiết lập vào năm 2011 tới mức đỉnh vào đầu 2017, Bloomberg Dollar Spot Index đã tăng 40%.

Giá USD biến động liên tục từ những thông tin chính trị đang xảy ra. Bộ Quốc phòng Mỹ xác nhận Tổng thống Donald Trump ra lệnh tiến hành vụ không kích nhắm vào thiếu tướng Qassem Soleimani, tư lệnh lực lượng đặc nhiệm Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC).

{keywords}
Tỷ giá ngoại tệ 

Chiến lược gia cấp cao về ngoại hối Georgette Boele thuộc ABN Amro Bank nhận xét, đồng USD đang bước vào một thời kỳ giảm giá có thể kéo dài.

Kinh tế Mỹ và Trung Quốc có nhiều biến động trong năm 2019, khi chiến tranh thương mại leo thang. Cuộc đối đầu đã bắt đầu bước sang năm thứ ba.

Tăng trưởng GDP, thước đo rộng nhất của một nền kinh tế, chậm lại ở cả Mỹ và Trung Quốc vào năm 2019. Đỉnh điểm vào đầu năm 2019, Mỹ chỉ đạt tỷ lệ tăng trưởng 1,1%; trong khi con số này vào đầu năm 2018 là 2,5%. Trung Quốc cũng chứng khiến tình trạng giảm sút nhưng chưa quá 1%.

Khu vực sản xuất của Mỹ và Trung Quốc đều suy giảm do chiến tranh thương mại. Chỉ số quản lý thu mua (PMI), chỉ số đánh giá sức khỏe của ngành sản xuất, co lại ở Trung Quốc trong năm qua, ở dưới mức 50 điểm. PMI Mỹ cũng giảm từ tháng 8/2019.

Ngày 3/1, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 23.157 đồng (tăng 7 đồng). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 23.175 đồng (không đổi) và bán ra ở mức 23.802 đồng (tăng 7 đồng).

Đầu giờ sáng 3/1, đa số các ngân hàng thương mại giữ tỷ giá ngoại tệ đồng đô la Mỹ hôm nay không đổi so với cuối giờ phiên liền trước, phổ biến ở mức 23.110 đồng (mua) và 23.230 đồng (bán).

Vietcombank và BIDV đều niêm yết ở mức: 23.110 đồng (mua) và 23.230 đồng (bán). Vietinbank: 23.108 đồng (mua) và 23.228 đồng (bán). ACB: 23.120 đồng (mua) và 23.220 đồng (bán).

Theo Báo cáo chiến lược mới đây của Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), việc cán cân thanh toán tổng thể thặng dư và rủi ro bị Mỹ đưa vào danh sách thao túng tiền tệ sẽ giúp VND không mất giá mạnh trong năm 2020.

Việt Nam có cán cân thanh toán tổng thể thặng dư kể từ năm 2016 đến nay là điểm khác biệt so với năm 2015 và giai đoạn 2007-2011 (giai đoạn VND mất giá mạnh). Sự thặng dư đến từ cả cán cân vãng lai và cán cân vốn.

Đơn vị này dự báo, trong năm 2020, cán cân thanh toán tổng thể sẽ tiếp tục thặng dư ở mức cao chủ yếu nhờ xuất siêu, dòng vốn FDI dồi dào và nguồn kiều hối ổn định.

Đông Sơn