"Ngoại giao là con đường khả dĩ duy nhất", Ngoại trưởng Ukraina Dmytro Kuleba đăng trên Twitter hôm 30/1, khi đề cập đến cuộc khủng hoảng biên giới với Nga. “Nếu giới chức Nga nghiêm túc khi nói rằng họ không muốn có một cuộc chiến mới, thì Nga phải tiếp tục tham gia đối thoại ngoại giao và rút các lực lượng quân sự của nước này khỏi khu vực dọc theo biên giới với Ukraina”.

{keywords}
Binh sĩ Nga tham gia một cuộc tập trận tại dãy Kuzminsky ở vùng Rostov. Ảnh: Reuters

Phương Tây cáo buộc Nga đang tập trung hơn 100.000 quân dọc theo các vùng giáp biên giới với Ukraina, trong đó có lực lượng quân sự từ nhiều quân khu và hạ tầng quan trọng như ngân hàng máu. Đợt triển khai quân đội với quy mô chưa từng có tiền lệ khiến NATO lo ngại viễn cảnh Nga mở cuộc tấn công vào Ukraina.

Trong khi đó, Moscow nhiều lần khẳng định các hoạt động quân sự trong khu vực chỉ mang tính chất phòng thủ thuần túy, và bác bỏ mọi cáo buộc về ý định tấn công nước láng giềng. Nikolai Patrushev, người đứng đầu Hội đồng An ninh Nga, ngày 30/1 nhấn mạnh Nga không muốn và không cần chiến tranh. Tuy nhiên, Moscow cũng không muốn rơi vào tình thế an ninh quốc gia bị xâm phạm mỗi ngày.

Cũng trong ngày 30/1, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho hay Nga sẽ yêu cầu NATO làm rõ xem liệu khối quân sự này có định thực hiện các cam kết an ninh do Moscow đề xuất hay không. Những cam kết này bao gồm việc không kết nạp Ukraina vào NATO, cũng như đề nghị Mỹ và đồng minh không thiết lập các căn cứ quân sự mới ở những nước thuộc lãnh thổ Liên Xô cũ, và rút lực lượng NATO khỏi một số quốc gia Đông Âu.

"Nếu họ không có ý định làm như vậy, thì họ nên giải thích lý do", Ngoại trưởng Lavrov nói trên truyền hình nhà nước Nga. "Đây sẽ là một câu hỏi quan trọng trong việc xác định các đề xuất trong tương lai của chúng tôi".

>>> Xem thêm tình hình Ukraina mới nhất trên Vietnamnet

Việt Anh

Canada rút nhân viên ngoại giao khỏi Ukraina, Mỹ diễn tập chiến tranh hạt nhân

Canada rút nhân viên ngoại giao khỏi Ukraina, Mỹ diễn tập chiến tranh hạt nhân

Cả Mỹ và Canada đều có những động thái gây chú ý trong bối cảnh leo thang căng thẳng giữa phương Tây với Nga về vấn đề Ukraina.

NATO không đưa quân tới Ukraina, LHQ cảnh báo hậu quả khủng hoảng

NATO không đưa quân tới Ukraina, LHQ cảnh báo hậu quả khủng hoảng

Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tuyên bố, liên minh không có kế hoạch triển khai lính chiến tới Ukraina ngay cả trong trường hợp quốc gia này bị tấn công.