Chia sẻ về tác động của Hiệp định UKVFTA đối với hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Anh tại Việt Nam, ông Bob Fletcher - Giám đốc Dịch vụ hải quan và Thương mại toàn cầu, Deloitte Vietnam nhận định: Kể từ thời điểm triển khai Hiệp định UKVFTA từ tháng 5 năm 2021, Hiệp định đã mang lại những lợi ích đáng kể cho doanh nghiệp Anh tại Việt Nam. Những lợi ích này bao gồm việc giảm thuế quan và mở rộng tiếp cận thị trường.

Liên quan đến lợi ích giảm thuế quan UKVFTA hỗ trợ giảm thuế quan đối với 99% hàng hóa có xuất xứ trong các giao dịch mua bán giữa Anh và Việt Nam tính đến năm 2027. Điều này đã khiến các sản phẩm Anh trở nên có tính cạnh tranh cao hơn trên thị trường Việt Nam và lượng hàng hóa xuất khẩu từ Vương quốc Anh sang Việt Nam cũng được tăng lên đáng kể.

W-caphe.png

Về mở rộng tiếp cận thị trường, Hiệp định UKVFTA đã đơn giản hóa các thủ tục và tạo ra môi trường kinh doanh minh bạch, dễ tiếp cận hơn cho các doanh nghiệp Anh có dự định thành lập, đầu tư, tiến hành hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Đồng thời, Hiệp định cũng đã mở ra những cơ hội mới để cho các doanh nghiệp Anh mở rộng đầu tư trong các lĩnh vực dịch vụ tài chính, công nghệ và năng lượng tái tạo.

Đối với hoạt động đầu tư, bất chấp những ảnh hưởng của dịch bệnh, hoạt động đầu tư trực tiếp từ Vương quốc Anh vào Việt Nam vẫn tăng tích cực. Theo đó Anh hiện nay đang đứng thứ 15 trên tổng số 143 nước có hoạt động đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.

Một số lĩnh vực mà các doanh nghiệp Anh đang quan tâm đầu tư, tăng cường đầu tư hợp tác tại Việt Nam, trên cơ sở kinh nghiệm của chúng tôi, chúng tôi nhận thấy các lĩnh vực bao gồm: Năng lượng tái tạo như năng lượng gió, truyền tải và lưu trữ năng lượng; dịch vụ tài chính, bảo hiểm, máy móc, thiết bị, chuyển giao công nghệ và các lĩnh vực giáo dục, đồ uống và thực phẩm, công nghiệp ô tô...

 

Nguyễn Lê và nhóm PV, BTV