Vùng đầm phá ven biển tỉnh Thừa Thiên - Huế có địa hình thấp trũng thường xuyên phải đối mặt với những cơn lũ lớn trong nhiều năm liền, điều này đã gây ảnh hưởng nặng nề đến đời sống của người dân và tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn.

Trong nghiên cứu này, ảnh hưởng Sentinal 2A thu nhận năm 2017 được sử dụng để xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm bị ngập nước trên địa bàn huyện Quảng Điền. Ảnh hưởng được sử lý theo phương pháp tiếp cận định hướng (object-oriented classification) với các chỉ số giải đoán đặc trưng: giá trị độ sáng của từng kênh phổ, giá trị độ sáng trung bình, chỉ số thực vật.

W-minhhoa.png
Ảnh minh hoạ

Nghiên cứu này đã xác định được vùng ngập lụt năm 2017 ở huyện Quảng Điền bằng phương pháp phân loại chỉ số mặt nước (Land Surface Water Index - LSWI), chỉ số thực vật tăng cường (Enhanced Vegetation Index - EVI) và chỉ số khác biệt (DVEL) từ ảnh Sentinel 2A.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, đã thành lập được bản đồ phân vùng ngập lụt và xác định các thời điểm ngập trong năm 2017 với diện tích ngập lụt là 807,47 ha, thời điểm xuất hiện ngập lớn trong năm là tháng 9 và tháng 11. Các xã bị ngập lớn là xã Quảng An, Quảng Phước và Quảng Thành. Ngoài ra, diện tích đất bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi ngập lụt là đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm. Trên cơ sở đánh giá, nghiên cứu này cũng đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thích ứng với tình hình ngập lụt ở địa phương.

Nhóm PV