- Trong lúc lo không được đền thì 20h, cụ 88 tuổi gọi lại nhắn "cứ đem xe sửa đi rồi báo lại số tiền, tôi sẽ gửi cho một cái séc...". Thêm lần nữa tôi lại bất ngờ về cách ứng xử khi va chạm giao thông ở Mỹ.
Dưới đây là chia sẻ của tác giả Phạm Trọng Thức khi người thân bị đụng xe ở Mỹ.
Một buổi chiều, đang làm việc thì vợ gọi điện bảo bị đâm xe. Vì không giao tiếp được bằng tiếng Anh, nên vợ chuyển máy tôi nói chuyện.
Nghe điện, một cụ (giọng có vẻ già) bảo: Cụ đang đi, có một vật ở trong xe cụ bị rơi, cụ cúi xuống nhìn thì xe vợ cháu lại dừng phía trước. Do không phanh kịp, nên cụ đã đâm vào xe cô ấy.
"Bây giờ cháu bảo vợ cháu chụp ảnh bằng lái và bảo hiểm của tôi lại. Tôi sẽ liên lạc để đền sau", cụ nói.
Hết giờ làm việc, gặp lại vợ - tôi hỏi: "Ngoài chụp ảnh ra có lấy số điện thoại, email của cụ không? Vợ bảo là cụ chẳng có cả hai thông tin đấy".
Mình nghĩ "kiểu Việt Nam" và hơi lo "lỡ cụ không liên lạc lại thì mất thời gian đi tìm cụ để bắt đền đây...". Tuy nhiên, ở Mỹ thì tương đối yên tâm là địa chỉ trên bằng lái hầu hết là chính xác, trừ một vài người mới chuyển nhà, nhưng kiểu gì cũng lần ra.
Xem kỹ bằng lái thì cụ sinh năm 1929. Mình không lo chuyện người Mỹ gian dối, cãi bay cãi biến, mà chỉ lo cụ già quá nên quên thôi.
Nào ngờ, khoảng 20h, cụ gọi điện bảo: "Cứ đem xe sửa đi rồi báo lại số tiền cho cụ, cụ sẽ gửi cho một cái séc".
Xe bị vỡ phần đuôi sau tai nạn |
Sau cuộc gọi thì tôi hoàn toàn yên tâm, và chuyện này một lần nữa khẳng định ở Mỹ, khi có tai nạn xe khỏi cần phải tranh cãi, hơn thua, đánh nhau... để phân định đúng sai, đòi bắt đền. Mọi việc ở đây đã có nề nếp theo luật pháp, từ đó có cách ứng xử văn minh, lịch sự...
Điều thú vị nữa là cụ già như vậy mà vẫn lái xe như ai và vẫn minh mẫn làm theo các quy định pháp luật. Như vậy ý thức pháp luật đã bắt rễ rất sâu và là nền tảng rất vững chắc của xã hội.
Nhiều người Việt mới sang Mỹ nhiều khi "dị ứng" với kiểu sống theo luật cứng nhắc kiểu Mỹ nên có khi phàn nàn. Chẳng hạn, một người mở tiệc gây ồn, hàng xóm gọi cảnh sát đến luôn. Người Việt Nam cho rằng, như thế là không tình người, có gì nói nhẹ với nhau trước.
Tôi thì nghĩ luật pháp đặt ra ở Mỹ cũng đã có quá trình cân nhắc, bàn bạc rồi. Đặt ra luật để thực hiện, không cần phải tranh luận hay giải thích, thuyết phục về luật nữa. Và quan trọng hơn, luật đặt ra là để ai cũng bình đẳng, giàu nghèo, to con hay nhỏ bé, nam hay nữ đều bằng nhau trước luật.
Các nút giao ở thủ đô Washington có nhiều camera theo dõi giao thông |
Cho nên ở Mỹ người dân sống "cứng nhắc" theo luật là có cái lý của nó. Theo mọi người thì cách sống này tốt hay dở?
Bài viết nhận được nhiều chia sẻ và mong muốn: Luật pháp Việt Nam cũng được thực thi nghiêm khắc như thế thì không có tiêu cực xảy ra...
Ý kiến khác dẫn dụ, ở Việt Nam xe to va chạm với xe nhỏ - thì đương nhiên xe nhỏ không bao giờ có lỗi. Chứng kiến cảnh ô tô bị xe máy ngã vào, bẹp cả một bên cửa, chen gẫy cả gương mà chả làm được gì.
Những câu chuyện tương tự, bạn đọc có thể gửi về địa chỉ banxahoi@vietnamnet.vn. Bài viết phù hợp sẽ được đăng tải. |
Vì sao giao thông ở Nhật không chen lấn, khói bụi?Có một nguyên lý khi đi ô tô ở Nhật: "Người đi trước đi được thì người đi sau sẽ đi được".
Xem Tây, ngẫm ta: Chỉ dân Nhật mới thếChiều hôm đó, nhà tôi đi thăm một di tích nổi tiếng của cố đô Kyoto. Đi xe buýt, đến nơi, sau một tiếng tôi phát hiện mất điện thoại di động...
Bộ trưởng 2 lần mất xe đạp và lời nhắn siêu lạBộ trưởng Piet Hein Donner của Hà Lan đi làm bằng xe đạp và đã 2 lần bị mất xe, thậm chí 1 lần mất ngay trong bãi để xe của Chính phủ. Tại sao người Mỹ tốt với nhau phút khẩn cấp?Tại sao người Mỹ đối xử với nhau tốt trong những tình huống khẩn cấp? Tôi xin chia sẻ một câu chuyện nhỏ mà tôi nhớ mãi. Xem Tây ngẫm ta: Giao thông Pháp nhẹ nhàng, như đi nghe nhạcỞ Pháp, tôi luôn có cảm giác tham gia giao thông rất nhẹ nhàng, khác hẳn với sự căng thẳng, ồn ào ở Việt Nam. Giao thông Hà Nội kinh khủng: Chen lấn, chửi thềChỉ một va quệt nhỏ, tiếng chửi thề sẵn sàng bật ra kể cả với người lớn tuổi. Nếu không cẩn thận, nắm đấm, con dao sẵn sàng tung ra. |
Phạm Trọng Thức (Mỹ)