Việc sử dụng rượu trong sinh hoạt ăn uống hàng ngày của người dân hiện nay khá phổ biến, trong dịp tết đến xuân về, tình trạng này có chiều hướng gia tăng đáng báo động.

Ngoài các tai nạn giao thông gây ra từ những người sử dụng rượu, họ cũng có thể bị ngộ độc với nguy cơ tử vong.

Ngộ độc rượu là một trình trạng ngộ độc nghiêm trọng có khi dẫn đến nguy cơ tử vong từ hậu quả sử dụng hay tiêu thụ một số lượng lớn rượu trong một thời gian ngắn.

Trên thực tế, nếu người uống rượu với mức độ uống quá nhiều, uống quá nhanh có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp, nhịp tim, có khả năng dẫn đến hôn mê và tử vong. Khi uống rượu với tốc độ nhanh hoặc uống nhiều rượu với số lượng lớn trong một ngày có thể nói là nguyên nhân chính gây ngộ độc.

Một số trường hợp ngộ độc rượu cũng có thể xảy ra khi vô tình ăn phải các sản phẩm gia dụng có chứa rượu. Một người bị ngộ độc rượu cần được nhanh chóng can thiệp bằng chăm sóc y tế, nếu nghi ngờ người bị ngộ độc rượu cần phải cấp cứu y tế kịp thời để ngăn ngừa nguy cơ dẫn đến tử vong.

Xử trí can thiệp điều trị người ngộ độc rượu phải bảo đảm nguyên tắc bao gồm việc cung cấp hỗ trợ thở và truyền dịch tĩnh mạch cho đến khi rượu được hoàn toàn loại bỏ ra khỏi cơ thể.

Triệu chứng ngộ độc rượu

Người bị ngộ độc rượu thường biểu hiện các dấu hiệu và triệu chứng như: có trạng thái lẫn lộn, trạng thái kinh ngạc; nôn mửa, động kinh, thở chậm với nhịp thở thấp hơn 8 lần mỗi phút, không thường xuyên hít thở, da xanh, thân nhiệt thấp, bất tỉnh...

Trên thực tế, tất cả trường hợp ngộ độc rượu đều không nhất thiết phải có biểu hiện đầy đủ các dấu hiệu và triệu chứng nêu trên trước khi thực hiện biện pháp tìm sự giúp đỡ của cơ quan y tế. Lưu ý rằng một người có dấu hiệu bất tỉnh hoặc không thể đánh thức dậy được do ngộ độc rượu thì sẽ có nguy cơ tử vong.

Nếu gặp trường hợp nghi ngờ người bị ngộ độc rượu, khi không phát hiện các dấu hiệu và triệu chứng ngộ độc rượu thông thường như đã nêu thì nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế kịp thời.

{keywords}
Ngộ độc rượu có nguy cơ dẫn đến tử vong

Khi uống rượu, cơ thể có những ảnh hưởng nguy hại vì rượu làm chậm quá trình kiểm soát hoạt động dây thần kinh nên hơi thở, nhịp tim không thực hiện ở mức bình thường. Trường hợp uống rượu quá nhiều có thể làm chậm chức năng hô hấp, tuần hoàn; trong đó có một số trường hợp bị ngừng chức năng hô hấp và tuần hoàn dẫn đến tử vong; nhiệt độ của cơ thể cũng có thể hạ thấp gây ngừng tim và lượng đường trong máu có thể giảm thấp đủ để gây ra cơn động kinh.

Theo các nhà khoa học, nguyên nhân gây ngộ độc rượu do trong rượu có nhiều hợp chất như methanol, isopropyl, ethanol; trong đó thường hay gặp nhất là ngộ độc ethanol. Chất ethanol là thành phần của các loại thức uống có cồn, được làm dung môi các dược phẩm, làm chất pha loãng trong nhiều loại sản phảm dùng trong gia đình như: nước súc miệng, nước hoa...

Ngoài ra, thực tế cũng hay gặp các trường hợp ngộ độc methanol từ rượu pha từ cồn công nghiệp. Trong hầu hết các trường hợp, ngộ độc rượu thường xảy ra do cố tình hay vô ý uống quá nhiều rượu, đặc biệt với một thời gian ngắn. Các yếu tố dễ làm ngộ độc rượu gia tăng ở những người bị mắc bệnh mãn tính, bệnh tim mạch, đái tháo đường...; người có cân nặng thấp, vóc dáng nhỏ, uống rượu lúc bụng đói...

Lưu ý dấu hiệu ngộ độc rượu thường gặp là buồn nôn, nôn mửa, đau bụng. Nói líu lưỡi, thay đổi nhận thức môi trường chung quanh, rối loạn vận động, rung giật nhãn cầu, dễ giận dữ vô cớ, thoáng mất trí nhớ... Người bị ngộ độc rượu cấp tính có thể nhiễm toan hóa, hạ kali máu, hạ đường máu làm bệnh cảnh lâm sàng thêm nặng nề; các biểu hiện khác cũng được ghi nhận như gây bệnh cơ tim, suy tủy xương, bệnh thần kinh ngoại biên, gây bất thường thai nhi...

Trường hợp ngộ độc nặng sẽ gây hôn mê, hạ đường huyết, hạ thân nhiệt, rối loạn chuyển hóa, suy hô hấp cấp tính và tử vong là điều không thể tránh khỏi nếu không được xử trí can thiệp điều trị kịp thời.

Xử trí khẩn cấp các trường hợp bị ngộ độc rượu

Khi gặp trường hợp người bị ngộ độc rượu có dấu hiệu bất tỉnh, nhịp thở ít hơn 8 lần trong mỗi phút hoặc đã lặp đi lặp lại tình trạng nôn không kiểm soát được thì phải gọi điện thoại khẩn cấp ngay cho đơn vị y tế tại địa phương.

Cần lưu ý một người đã bị bất tỉnh sau khi uống rượu hoặc đã ngừng uống rượu thì rượu vẫn được xâm nhập vào máu, nồng độ rượu ở trong cơ thể vẫn tiếp tục gia tăng; vì vậy không bao giờ chủ quan nhận định người uống rượu sẽ ngủ đi trong tình trạng ngộ độc rượu. Nếu người bị ngộ độc rượu còn ý thức, nhân viên y tế có thể hướng dẫn chăm sóc tại nhà hay nên đến trực tiếp bệnh viện; các thông tin cung cấp đều được nhân viên y tế giữ bí mật nên người bị ngộ độc rượu hay người thân hãy sẵn sàng cung cấp thông tin cần thiết như loại rượu uống, số lượng uống và uống khi nào...

Không nên để người ngộ độc rượu bị bất tỉnh ở một mình, trong khi chờ đợi sự giúp đỡ của y tế không nên cố gắng làm cho người ngộ độc rượu nôn mửa vì họ đã giảm phản xạ và có thể sặc chất nôn hoặc vô tình hít chất nôn vào phổi gây tổn thương và tử vong.

Khi thấy người bị ngộ độc rượu, cần xử trí sơ cứu bằng cách cho nạn nhân nằm đầu thấp để làm nôn hết rượu ra, sau đó cho ăn cháo loãng và cứ vài giờ phải đánh thức nạn nhân dậy để cho ăn cháo. Nên cho nạn nhân uống nhiều nước để tránh tình trạng mất nước, uống nước ấm tốt hơn là nước lạnh; có thể cho uống nước gừng tươi, nước chè xanh, sữa nóng, cam vắt, nước chanh, nước cà chua, nước ép bưởi... có thể giải được tình trạng ngộ độc rượu ở mức độ nhẹ. Lưu ý khi bị ngộ độc rượu không nên dùng thuốc chống nôn, thuốc giảm đau, mật ong hoặc chích lể vì có hại hơn là có lợi và dễ bị nhiễm trùng. Cũng không nên để người bị ngộ độc rượu đi tắm ngay vì dễ gây hạ thân nhiệt, hạ đường huyết, đột quỵ, tụt huyết áp...

Cần đưa người bị ngộ độc rượu đến ngay cơ sở y tế để xử trí cấp cứu nếu có biểu hiện như: nôn liên tục, đặc biệt trong dịch nôn có máu; lay gọi nhưng không tỉnh sau 2 - 3 giờ; vã nhiều mồ hôi, tay chân lạnh, da xanh tái, mạch bắt yếu; co giật, thở chậm, thở không đều, tím tái. Lưu ý không nên cho nạn nhân uống các loại thuốc có tác dụng bổ gan để giải độc rượu; không uống các loại vitamin B1, vitamin B6, axít folic... để giảm đau đầu vì rất có hại cho gan; các thuốc paracetamol, aspirin và một số thuốc giảm đau, hạ sốt khác nếu uống sẽ kích thích niêm mạc dạ dày gây chảy máu đường tiêu hóa.

Khi ngộ độc rượu cũng không nên dùng các loại thuốc chống nôn vì sẽ giữ chất độc lại trong cơ thể, gan không thể lọc được chất độc kịp thời sẽ làm tổn thương nghiêm trọng thêm, lâu ngày có thể bị xơ gan, ung thư gan.

Lời khuyên của thầy thuốc
Nên uống nhiều nước để không bị mất nước do nôn liên tục và uống nước ấm tốt hơn nước lạnh. Có thể uống nước chè xanh đậm giúp thải trừ ngộ độc rượu cấp tính hoặc uống sữa nóng, nước gừng tươi để máu lưu thông và hóa giải nhanh chất rượu. Các loại nước mía, chanh, cam vắt, cà chua, bưởi ép, sinh tố chuối, các loại đậu nấu nhừ... uống nhiều lần cũng giúp giải quyết được ngộ độc rượu dạng nhẹ. Dùng gừng tươi giã nát pha với một ít dấm, đường và ép lấy nước uống hoặc dùng một nắm đậu xanh giã nát pha với một ít trà trong một chén nước đun lên để uống cũng có thể giải độc rượu.

Nếu ngộ độc rượu có triệu chứng đau đầu, dùng rau cần tươi hoặc lá dong giã nát vắt lấy nước cốt để uống sẽ rất hiệu quả. Đề phòng ngộ độc rượu bằng cách khi uống rượu nên chọn loại rượu có thương hiệu bảo đảm an toàn thực phẩm, không nên uống rượu khi đói và chỉ nên uống khoảng 30ml mỗi lần; đối với bia cũng chỉ nên uống khoảng 300 - 500ml là hợp lý.

Hy hữu: Thuyền viên nước ngoài đi cấp cứu vì nuốt trọn quả vịt lộn

Hy hữu: Thuyền viên nước ngoài đi cấp cứu vì nuốt trọn quả vịt lộn

Sau khi nuốt nguyên quả trứng vịt lộn, một thuyền viên nước ngoài bị khó thở phải đến bệnh viện cấp cứu.    

12 sai lầm của mẹ khiến con ăn nhiều vẫn chậm tăng cân

12 sai lầm của mẹ khiến con ăn nhiều vẫn chậm tăng cân

Dù cho con ăn nhiều dinh dưỡng nhưng bé lại tăng cân chậm khiến nhiều bà mẹ lo lắng. Vậy vấn đề nằm ở đâu? Do bé hấp thu kém hay do mẹ cho ăn sai cách?

Mẹo giảm rối loạn tiêu hóa do rượu bia của người Nhật

Mẹo giảm rối loạn tiêu hóa do rượu bia của người Nhật

Rối loạn tiêu hóa tưởng đơn giản, nhưng các triệu chứng thường lặp đi lặp lại nhiều lần không trị dứt điểm là nguyên nhân dẫn đến các bệnh như: viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, trĩ, nguy hiểm hơn là ung thư đại trực tràng.

Theo SKĐS