Ngày 4/1, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho biết, Việt Nam đã ký với AstraZeneca bảo đảm vắc xin cho 15 triệu người Việt Nam (30 triệu liều).
Loại vắc xin do Đại học Oxford và công ty dược phẩm AstraZeneca phát triển đã được Cơ quan quản lý Các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và thuốc của Anh phê duyệt.
Hiện nay, Anh đã bắt đầu tiêm loại vắc xin trên cho các đối tượng ưu tiên.
Ảnh minh họa: Reuters
Loại vắc xin này hoạt động thế nào?
Vắc xin Oxford - AstraZeneca dựa trên một loại virus cảm lạnh đã được biến đổi gene, không thể phát triển trong cơ thể người.
Sau khi được tiêm vắc xin, cơ thể con người sẽ sản sinh ra protein gai của virus corona, kích thích hệ miễn dịch phản ứng.
Hiệu quả
Mỗi người cần tiêm 2 liều vắc xin, cách nhau 4 tuần, để chống lại Covid-19. Tuy nhiên, một sai sót về liều lượng đã dẫn đến phát hiện, những người chỉ tiêm 1,5 liều đạt hiệu quả cao hơn so với những người được tiêm đủ 2 liều (90% so với 62%).
Trong khi đó, vắc xin Pfizer - BioNTech và Moderna được ghi nhận hiệu quả hơn 90% trong thử nghiệm lâm sàng.
Theo các nhà khoa học, bất cứ vắc xin nào hiệu quả trên 50% đều được đánh giá tốt.
Hiện, các nghiên cứu chưa cho thấy khả năng bảo vệ của các loại vắc xin Covid-19 kéo dài bao lâu.
Ưu điểm
Vắc xin Oxford - AstraZeneca chắc chắn sẽ là nhân tố chính trong chương trình tiêm chủng của Anh và là nền tảng của quy trình tiêm chủng toàn cầu.
Vắc xin Pfizer - BioNTech phải bảo quản và vận chuyển ở nhiệt độ âm 70 độ và chỉ để trong tủ lạnh y tế thông thường ở 2-8 độ C tối đa 5 ngày.
Ngược lại, vắc xin Oxford - AstraZeneca có thể bảo quản ở 2-8 độ C tối đa 6 tháng.
Về khía cạnh tài chính, vắc xin Oxford - AstraZeneca có giá khoảng 3-4 USD cho mỗi mũi tiêm, so với 20 USD cho vắc xin Pfizer - BioNTech và 30 USD cho vắc xin Moderna.
Tuy nhiên, Giáo sư Adam Finn, chuyên gia về vắc xin tại Đại học Bristol, cho biết phải có sẵn nhiều loại vắc xin, bao gồm cả vắc xin của Pfizer - BioNTech và Moderna.
Ông Finn cho biết: “Chúng ta cần tìm hiểu điều gì sẽ xảy ra khi kết hợp các loại vắc xin khác nhau ở cùng một người. Chúng ta có thể có được khả năng miễn dịch rộng hơn, mạnh hơn hoặc lâu dài hơn”.
An Yên (Theo Guardian)
Người đầu tiên trên thế giới tiêm loại vắc xin Việt Nam mua của Anh
Một bệnh nhân 82 tuổi đã trở thành người đầu tiên trên thế giới tiêm vắc xin của Đại học Oxford và AstraZeneca.
Bộ TT&TT và Bộ Y tế vừa thống nhất triển khai trên phạm vi toàn quốc ứng dụng Bluezone để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Ứng dụng này giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.
Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.