Gia đình chị Nguyễn Thị Thu, thôn Đồng Trắng, xã Mỹ An (Lục Ngạn) có 500 cây vải. Dự kiến vụ này thu hơn 10 tấn quả.
Do chăm sóc tốt nên trà vải sớm của gia đình mẫu mã đẹp, bán được giá. “Hôm nay, nhà tôi hái 2,5 tạ vải, thu về hơn 4,2 triệu đồng”, chị Thu phấn khởi nói.
Cùng với gia đình chị Thu, thời điểm này, nhiều gia đình trồng vải thiều Bắc Giang đang bước vào thu hoạch rầm rộ. Mỗi ngày toàn tỉnh tiêu thụ hơn 2 nghìn tấn vải.
Vải thiều Lục Ngạn trong vùng an toàn mùa dịch Covid-19 |
Vải thiều Lục Ngạn đang vào chính vụ nên việc bảo vệ vùng vải an toàn trong dịch bệnh đang được tỉnh Bắc Giang đặt lên hàng đầu |
Tính đến 11/6, tổng sản lượng vải tiêu thụ ước đạt 37.000 tấn, giá bán bình quân dao động từ 20.000 - 32.000đ/kg (thấp nhất là 12.000 đ/kg, giá cao nhất là 55.000 đ/kg); trong đó lượng vải xuất khẩu sang Trung Quốc, Nhật Bản khoảng 5.000 tấn.
Để có được kết quả như vậy, một trong những điểm mấu chốt được lãnh đạo tỉnh Bắc Giang xác định là loại bỏ những yếu tố nguy cơ dịch bệnh ra khỏi vùng sản xuất vải tập trung.
Đó là, những ca F0, F1 đều được cách ly tập trung; các tuyến giao thông vào vùng sản xuất vải thiều đều có các chốt kiểm soát chặt chẽ người, phương tiện ra vào địa bàn, ngăn chặn dịch bệnh. Các thương nhân, lái, phụ xe, lao động đến thu mua vải thiều đều được test nhanh vi rút SARS-CoV-2 để loại bỏ các nguy cơ.
Người dân huyện Lục Ngạn rất yên tâm về công tác phòng chống dịch Covid-19 của tỉnh |
Khi thiết lập được vùng an toàn, giá trị quả vải ở Lục Ngạn cũng được đánh giá cao |
Người dân vui mừng trong mùa dịch vải vẫn được giá |
Lá chắn quan trọng để bảo vệ vùng vải an toàn là lập chốt, rào đường bảo vệ đồi vải |
Tại Lục Ngạn, huyện trọng điểm với hơn 120 nghìn tấn vải trong vụ này, đã lập 7 chốt kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19 tại các tuyến giao thông chính vào huyện. UBND huyện giao cho Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện chủ trì thực hiện.
Mỗi chốt có từ 7-8 thành viên, bao gồm các lực lượng: Quân sự; Công an huyện, xã; y, bác sĩ Trung tâm Y tế Lục Ngạn và dân quân các xã.
Quả vải Lục Ngạn được đóng thùng chuyển đi khắp nơi trong và ngoài nước |
Một cán bộ trực chốt số 1 trên QL 31, thôn Ải, xã Phượng Sơn, tiếp giáp với huyện Lục Nam cho biết, trung bình mỗi ngày có hơn 700 xe tải (chưa kể xe con), xe máy vào Lục Ngạn. Các trường hợp khi đo thân nhiệt trên 37,5 độ C đều được nhân viên của chốt ghi số điện thoại, địa chỉ, báo lên cấp trên để xử lý hoặc buộc cá nhân đó phải trở về nơi xuất phát.
Tất cả người tỉnh ngoài đến đều được ghi chép thông tin trong sổ nhật ký. Ngoài ra, Lục Ngạn đã thành lập hơn 100 tổ tự quản phòng, chống dịch Covid-19 và hơn 100 chốt kiểm soát dịch bệnh tại các thôn, xã, tổ dân phố trên địa bàn. Các tổ, chốt này có trách nhiệm tuyên truyền, nhắc nhở người dân thực hiện nghiêm phòng, chống dịch do UBND tỉnh, huyện đề ra với mục tiêu: “Lục Ngạn không Covid-19, bảo vệ vùng vải an toàn”.
Các chuyến xe tấp nập vận chuyển vải đi |
Hình ảnh ngày mùa trên cánh đồng nơi giãn cách ở Bắc Giang
Trên cánh đồng vàng ươm màu lúa chín, vợ chồng ông Nguyễn Văn Bảy (xã Lan Mẫu, huyện Lục Nam) người gặt người bó để kịp mang về nhà.
Nhị Tiến