Câu hỏi trái cây Việt liệu có còn phải chịu cảnh được mùa thì mất giá, có phải đổ cho bò ăn liệu khiến bao nhiêu người băn khoăn thì nay đang dần tìm được lời giải khi quả vải thiều tươi, quả xoài, thanh long… của Việt Nam đang dần chinh phục được các thị trường khó tính bậc nhất thế giới. Và thời gian tới, chắc chắn sẽ có thêm nhiều loại quả của Việt Nam lên đường xuất ngoại.

Hành trình chinh phục thị trường khó tính

Năm 2015, vải Bắc Giang đạt sản lượng 195.000 tấn, tương đương năm 2014. Nhưng nhờ cánh cửa cho vải đi Úc, đi Mỹ, đi Nhật bắt đầu được mở ra, nhờ chủ động kết nối giữa nơi trồng vải và nơi tiêu thụ nên vải hái đến đâu bán hết đến đó, không tồn đọng và rớt giá thê thảm như các vụ trước. Bắc Giang 2015 đã không còn cảng người dân ngồi nhìn những quả vải chín đỏ, ngọt lịm rụng đầy vườn.

Tiêu thụ ốt, giá vải lại đạt mức trung bình 15.000 đồng/kg, cao hơn 3.000 đồng/kg so với mùa trước.

Để đạt được kết quả đó, cả vùng vài từ người dân, doanh nghiệp (DN) đến chính quyền và các bộ ngành phải tự đổi mới cách làm của mình, cùng bắt tay nhau thực hiện giấc mơ đưa quả vải xuất ngoại.

Ông Giáp Văn Thành - một người nông dân trồng vải xuất khẩu đi Mỹ, Úc tâm sự, để thoát được cảnh phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, người dân trồng vải phải thay đổi tư duy theo kiểu "làm nông nghiệp có bài bản".

{keywords}
Các thị trường khó tính bậc nhất đã mở cửa cho quả vải thiều tươi của Việt Nam

"Cam kết trồng vải sạch, không dùng các hoạt chất cấm... Thậm chí, người trồng vải còn phải chăm chỉ ghi nhật ký chăm sóc vải hàng ngày", ông Thành chia sẻ.

Năm nay, dù vải thiều chưa đến ngày thu hoạch nhưng ai nấy đều tin rằng, vải sẽ được xuất ngoại nhiều hơn năm trước, giá cũng sẽ cao hơn bởi DN bắt đầu về đặt hàng ồ ạt.

Từ thành công của quả vai, cuối 2015, Nhật Bản cũng đã mở cửa cho quả xoài của Việt Nam. Vào được thị trường Nhật, theo các chuyên gia nông nghiệp là một kỳ tích. Bởi thị trường Nhật Bản rất khó tính và mới chỉ chấp nhận và mở cửa cho quả thanh long ruột trắng.

Theo ông Hoàng Trung, Cục trường Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT), hiện nay, trái cây Việt Nam đã thỏa mãn về kiểm dịch thực vật và tiếp cận được hầu như tất cả các thị trường, kể cả những thị trường khó tính nhất.

Với Mỹ, Việt Nam đã có 4 loại trái cây xuất khẩu được vào thị trường này là thanh long, chôm chôm, nhãn, vải. Chỉ riêng 5 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất được gần 2.000 tấn, bằng 200% so với cùng kỳ năm ngoái, gần gấp đôi so với cả năm 2015. Bên cạnh đó, tháng 6 này, phía Việt Nam sẽ đàm phán để đưa xoài và vú sữa sau thị trường này.

Không chỉ riêng ở Mỹ, tại nhiều thị trường khó tính với yêu cầu kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt như Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, đặc biệt là châu Âu… trái cây xuất khẩu của Việt Nam đều gia tăng cả về lượng lẫn giá trị.

Đối với Australia, ngoài trái vải thiều đã được chấp nhận, Việt Nam đang đàm phám để đưa thêm xoài và cả thanh long sang thị trường này. Còn ở Nhật Bản. Việt Nam cũng đang làm hồ sơ để mở đường xuất khẩu chôm chôm.

Hàn Quốc đã có xoài của Việt Nam, phía Cục đang đề xuất thêm vú sữa, vải thiều. Trong khi đó, phía Hàn Quốc đang đánh giá đối với vú sữa Việt Nam ở công đoạn cuối cùng.

Ông Trung cũng cho biết, riêng về Newzeland, đây không phải là thị trường mà Việt Nam kỳ vọng xuất khẩu được nhiều trái cây. Đây là nước mạnh về nông ngiệp và là một thị trường khó tính bậc nhất thế giới. Nếu chúng ta xuất khẩu được sang thị trường này thì sẽ dễ dàng cho chúng ta xuất khẩu sang các thị trường khác như Peru, Chile, Argentina…

{keywords}
Tiếp sau quả vải, nhiều trái cây của Việt Nam cũng được các nước khó tính chấp nhận mở cửa và cho xuất vào thị trường của họ

Thị trường đã mở, chỉ chờ doanh nghiệp

Cũng theo ông Trung, dù các thị trường đã mở cửa đối với trái cây Việt, song, chúng ta cũng còn gặp rất nhiều khó khăn.

Hiện nay, Việt Nam đã ký rất nhiều Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới, nhiều dòng thuế sẽ giảm xuống 0% nhưng đi kèm với đó là hàng rào kỹ thuật kiểm dịch thực vật tăng lên. Do đó, để hồ sơ một loại trái cây được một quốc gia chấp nhận có khi phải mất tới 10 năm, nhanh là 1 năm, trung bình thì 3-4 năm.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT đã chỉ đạo các đơn vị chức năng tập trung cho việc tháo gỡ các rào cản về kỹ thuật, hỗ trợ DN xuất khẩu nông sản thông qua cải cách thủ tục hành chính và sản xuất nông sản an toàn. Hiện chúng ta đang có khoảng 10 loại trái cây tiềm năng và khi thực hiện được hồ sơ thủ tục cho loại trái cây nào là làm ngay để dọn sẵn đường cho DN tránh gặp phải các rào cản về sau.

Bên cạnh đó, sản xuất nông sản nói chung và trái cây nói riêng của Việt Nam rất nhỏ lẻ manh mún. Ví dụ để cấp một mã số cho vải sang Mỹ và Úc, các cơ quan chức năng đã phải gom từ 24-28 hộ mới đủ 10 héc ta.

Trong khi đó, DN Việt Nam tham gia vào xuất khẩu trái cây tươi không nhiều. Trong nhiều năm qua, phía Bộ NN-PTNT đã tạo điều kiện nhất cho DN, thay đổi hẳn cách tiếp cận: thay vì DN cần cơ quan nhà nước thì nhà nước chuyển sang phục vụ DN. Tuy nhiên, về phía DN, DN nông nghiệp đã yếu thì DN xuất khẩu trái cây còn yếu hơn, đặc biệt là khâu đầu tư sau thu hoạch không nhiều. Đáng nói, hiều DN làm ăn gian dối, xuất khẩu những lô đầu thì đúng tiêu chuẩn, nhưng những lô sau trà trộn hàng kém chất lượng, làm giảm uy tín trái cây Việt Nam.

Ngoài ra, chi phí vận chuyển của chúng ta rất cao. Ví dụ, một kg thanh long từ Việt Nam sang Nga thường cao hơn 2 đô la Mỹ so với 1 kg từ Thái Lan.

Một vấn đề nữa liên quan tới cơ sở hạ tầng, hiện cơ sở xử lý hơi nước nóng và chiếu xạ nằm chủ yếu ở khu vực miền Trung và phía Nam. Vừa rồi mới có một cơ sở chiếu xạ ở phía Bắc. Nhưng nếu sau này, các nước nhập khẩu yêu cầu xử lý hơi nước nóng đối với trái vải thì miền Bắc không có cơ sở xử lý nào. Đây cũng là một trở ngại lớn.

Bảo Phương