- Theo ghi nhận của VietNamNet, cho đến thời điểm hiện nay, dù giá xăng dầu đã tăng mạnh nhưng giá vé xe khách của nhiều nhà xe vẫn ở mức giá cũ. Trong khi đó, cước taxi, xe ôm đã ồ ạt tăng.
>> Taxi đồng loạt tăng cước
>> Xăng dầu đội giá, taxi thấp thỏm xin tăng cước
Xe khách chưa tăng
Dù giá xăng dầu đã tăng vào ngày 07/03 vừa qua, nhưng theo “chương trình bình ổn giá” hết quí I/2012, hầu hết các đơn vị vận tải không thể tự động tăng giá vé.
Ông Đặng Trọng Hiền- Tổng giám đốc xe khách Phương Trang (TP.HCM) cho biết, từ cuối tháng 03/2011cho đến nay hãng vận tải hành khách này vẫn chưa điều chỉnh giá vé.
Theo ông Hiền, thời điểm tháng 03/2011 là đợt tăng giá xăng dầu thứ 2 trong năm do Bộ tài chính cho phép.
Giá vé mới chỉ tăng đối với các lộ trình từ 100-150km trở lại. |
Lần này, xe khách Phương Trang và nhiều đơn vị vận tải khác đã điều chỉnh giá vé tăng do lần xăng dầu tăng giá đợt trước đó vào (24/02/2011- PV) nên chưa có động thái vì còn cân nhắc yếu tố cạnh tranh.
Tương tự, một “ông lớn” khác của thị trường vận tải miền Nam là Mai Linh hiện vẫn niêm yết bảng giá cũ đã được công bố áp dụng từ tháng 01/2012. Ngay cả đối với các hành trình ngắn như TP.HCM- Vũng Tàu, TP.HCM- Bà Rịa, giá vé vẫn chỉ dao động từ 80.000- 85.000 đồng/1vé.
Dù chương trình bình ổn giá mà các đơn vị vận tải đang áp dụng thể hiện nhiều yếu tố tích cực đặc biệt là với tâm lý người dân, nhưng một số ý kiến cho rằng, việc tăng giá vé lần này nếu phải làm chỉ là lựa chọn “cực chẳng đã” vì nhìn lại nửa năm trở lại đây, giá vận tải hành khách đã tăng chóng mặt.
Anh Quang Tuấn, một hành khách thường xuyên đi tuyến TP.HCM- Vũng Tàu 2 năm nay cho biết: “Vào thời điểm tháng 5/2011 tôi đi về Vũng Tàu chỉ mất 40.000 đồng, chưa đầy nửa năm sau giá vé đã tăng lên 80.000 đồng”.
Xe ôm, taxi đồng loạt tăng giáSau khi xăng dầu tăng giá, ngày lập tức giá cước vận tải đã tăng theo. Đại diện nhiều hãng taxi tại Hà Nội cho biết, việc tăng giá xăng đột ngột cùng với những khó khăn về tài chính trong kế hoạch đầu tư phương tiện, lãi suất ngân hàng, chi phí quản lý điều hành khiến hoạt động taxi gặp nhiều bất lợi...
Một số hãng taxi đã đề xuất tăng giá cước sau khi giá xăng dầu tăng.(Ảnh: minh hoạ) |
Thông tin từ hãng taxi Mai Linh cho biết, từ chiều 11/3, hãng này đã chính thức tăng giá cước.
Cụ thể, đối với xe Matiz 4 chỗ, giá mở cửa sẽ vẫn là 10.000
đồng, song những km tiếp theo đến km25 sẽ được tính là 11.600 đồng/km; xe 4 chỗ
Vios, giá mở cửa sẽ là 14.000 đồng, và những km tiếp theo cho đến km25 được tính
là 13.800 đồng/km; đối với xe 7 chỗ giá mở cửa là 14.000đ, tiếp theo sẽ là
14.900 đồng/km.
Mặc dù chưa chính thức tăng giá cước, song chiều 11/3, phía taxi Group cũng cho
hay, nếu khách đi xe đêm trong khoảng thời gian từ 22h hôm trước đến 5h sáng hôm
sau, thì sẽ phải chịu giá cước mới.
Cụ thể, đối với 30km của xe 4 chỗ, cước sẽ tính là 15.800
đồng/km; từ km31 trở đi giá là 12.000 đồng/km. Đối với xe 7 chỗ, 30km đầu cước
được tính là 17.000 đồng/km, từ km 31 trở đi, giá sẽ là 13.400 đồng.
Đại diện của hãng này cũng cho biết thêm, giá mở cửa của cả hai loại xe vẫn là
12.000 đồng.
Chủ tịch Hiệp hội taxi Hà Nội cũng cho biết, đã có hơn 10 hãng taxi trình đề
xuất tăng cước taxi lên Hiệp hội với mức tăng từ 500 - 1.000 đồng/km. Trong tuần
tới các hãng này sẽ lần lượt tăng giá.
Không chỉ taxi, mà ngay sau ngày xăng tăng giá, 'cước phí' xe ôm cũng đã tăng từ
4.000 - 7.000 đồng/km lên khoảng 6.000 - 9.000 đồng/km tùy vào độ ngắn dài của
đoạn đường.
Anh Nguyễn Trong Ninh, đi xe từ Ngã Tư đường Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến về khu
Xã Đàn – Kim Liên với đoạn đường chưa đầu 4km, một tài xế xe ôm đã “hét” giá
40.000 đồng.
Anh Ninh có phàn nàn giá quá đắt, thì ngay lập tức được tái xế xe ôm nói thẳng: Giá xăng tăng hơn 2000.000 đồng/ lít thì giá xe ôm cũng phải tăng để bù tiền đỗ xăng.
Vũ Điệp - Bích Thảo