Bà Cao Thị Ngọc Dung, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ), được mệnh danh là nữ hoàng trong ngành kinh doanh vàng bạc. Bà đang sở hữu hơn 6 triệu cổ phiếu PNJ, tương đương tỷ lệ nắm giữ 2,81%.

Chốt phiên giao dịch ngày 8/3, giá cổ phiếu PNJ đạt mức 106.000 đồng/cp, khối lượng giao dịch lên đến hàng chục triệu kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự vào Ukraine. Vốn hóa thị trường của PNJ đang ở mức hơn 24.000 tỷ đồng.

Như vậy, tính từ năm 2022, vốn hóa PNJ tăng hơn 9,8%. Riêng giá trị tài sản của bà Dung tăng thêm 60 tỷ đồng.

Theo số liệu năm 2017, tổng giá trị tài sản của bà Cao Thị Ngọc Dung khi đó lên đến 663 tỷ đồng - được cho là người phụ nữ giàu thứ 8 ở Việt Nam. Bà từng được tạp chí Forbes vinh danh là một trong 50 người phụ nữ quyền lực nhất châu Á, cùng với bà Nguyễn Thị Phương Thảo (VietJet Air), bà Mai Kiều Liên (Vinamilk) và bà Thái Hương (chủ tịch TH True Milk).

{keywords}
Bà Cao Thị Ngọc Dung, Chủ tịch Vàng bạc đá quý Phú Nhuận

PNJ vừa công bố báo cáo tài chính quý IV/2021. Theo đó, doanh thu bán hàng đạt mức 7.565 tỷ đồng, tăng 13,7%; lợi nhuận sau thuế đạt gần 434 tỷ đồng, tăng 17,9% so với cùng kỳ năm 2020. Lũy kế cả năm 2021, doanh thu đạt 22.094 tỷ đồng, tăng 21,2% so với năm 2020.

Xung đột giữa Nga và Ukraine ngày càng leo thang khiến nhiều loại hàng hóa tăng mạnh, trong đó vàng là một trong những tài sản trú ẩn quan trọng cho các nhà đầu tư đã tăng phi mã. Trên sàn Comex New York sáng 7/3, giá vàng tương lại giao trong tháng 4/2022 có thời điểm vượt 2.000 USD/ounce.

Giá vàng quốc tế tăng phi mã khiến giá vàng trong nước leo thang. Đỉnh điểm vàng 9999 SJC đạt mức cao nhất lịch sử khi giá bán ra là 74 triệu đồng/lượng.

Tuy nhiên, giá vàng PNJ vẫn thấp hơn vàng SJC trên 10 triệu đồng/lượng. Cụ thể, sáng 7/3, giá vàng SJC bán ra ở mức 71,3 triệu đồng/lượng, tăng hơn 14 triệu đồng/lượng đối với vàng PNJ bán ra ở mức 57 triệu đồng/lượng.

Đến cuối năm 2021, lượng vàng tồn kho của PNJ lên tới 8.686 tỷ đồng. Trước cơn sốt vàng thế giới, tạo thế mạnh cho các công ty vàng trong nước, đặc biệt là PNJ, gia tăng đẩy hàng tồn. Theo dự báo của Công ty chứng khoán SSI, năm 2022, lượng vàng tồn kho của PNJ có thể tăng lên 10.868 tỷ đồng.

{keywords}
 

Hiện PNJ là mã cổ phiếu duy nhất trong nhóm cổ phiếu ngành vàng niêm yết trên sàn chứng khoán. Trên thị trường OTC, mã cổ phiếu vàng đang được các nhà đầu tư chú ý khi giá vàng thời gian qua liên tục biến động.

Hai mã cổ phiếu BTJ của Công ty CP Vàng bạc đá quý Bến Thành và cổ phiếu NJC của Công ty CP Thương mại Vàng bạc đá quý Phương Nam giao dịch trên sàn OTC với giá tham khảo quanh mức 9.000 đồng/cp.

Với SJC, doanh thu tăng trưởng đều do giá vàng liên tục tăng, cho dù trên thị trường OTC được cho còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tuy vậy, mã cổ phiếu SJC của Công ty CP Vàng bạc đá quý Sài Gòn được các nhà đầu tư đánh giá tốt, dẫn đầu ngành, thanh khoản cao trên sàn OTC, đặc biệt có thể sinh lời cho các nhà đầu tư.

Nhìn chung, thị trường vàng trong suốt năm 2021 ghi nhận mức tăng ổn định, đặc biệt tăng mạnh từ năm nay khi xảy ra xung đột giữa Nga và Ukriane. Tuy nhiên, giá hai mã cổ phiếu BTJ và NJC đang ở mức thấp, chưa kể trên thị trường OTC cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, nên các nhà đầu tư vẫn đang cân nhắc.

Ngọc Cương

Qua tay Hà Văn Thắm đến ông Thản Mường Thanh: 10 năm bết bát bất ngờ tăng sốc

Qua tay Hà Văn Thắm đến ông Thản Mường Thanh: 10 năm bết bát bất ngờ tăng sốc

Cổ phiếu PDC của đại gia điếu cày Lê Thanh Thản tăng trần 10 phiên liên tiếp và ghi nhận một số mã cổ phiếu ngành du lịch tăng mạnh trong bối cảnh thị trường phân hoá.