Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông được khởi công tháng 10/2011, có tổng chiều dài chính tuyến 13,05 km, với 12 nhà ga và 13 đoàn tàu, tốc độ tối đa 80 km/giờ, tốc độ khai thác 35 km/giờ; thời gian tàu chạy từ ga Cát Linh - Hà Đông là 23,63 phút, khi đưa vào khai thác sẽ hoạt động liên tục từ 5 giờ-23 giờ hằng ngày.

Tổng mức đầu tư của dự án là 868 triệu USD (tương đương khoảng 18.000 tỷ đồng) bằng vốn vay Trung Quốc và vốn đối ứng trong nước.

Sáng 6/11/2021, Bộ Giao thông vận tải và UBND thành phố Hà Nội đã đưa tuyến đường sắt này vào khai thác thương mại, sau 10 năm xây dựng.

{keywords}
Vào lúc 7 giờ ngày 6 tháng 11 năm 2021, tuyến 2A chính thức bắt đầu khai thác thương mại sáng cùng ngày và sẽ được miễn phí 15 ngày đầu tàu chạy.
{keywords}
Phía ngoài tàu được sơn màu xanh lá cây, đầu tàu được trang trí bằng biểu tượng Khuê Văn Các và dòng chữ trắng ghi rõ tên tuyến Cát Linh – Hà Đông.
{keywords}
Tàu có cabin điều khiển hai chiều và có thể đổi chiều ở cả hai phía.
{keywords}
Tuyến số 2A có 13 đoàn tàu công nghệ cao, mỗi đoàn tàu có 4 toa xe. Tàu chạy bằng điện được cấp ở đường ray thứ ba để đảm bảo tính an toàn, tính ổn định và mỹ quan đô thị.
{keywords}
Điểm đầu của tuyến được đặt tại nút giao cắt đường Cát Linh và đường Giảng Võ. Tuyến đường sắt đi dọc theo đường Hào Nam, qua phố Hoàng Cầu tới đường Láng, sau đó chạy ngang qua sông Tô lịch, chạy dọc theo trục đường Nguyễn Trãi – Trần Phú – Quang Trung và kết thúc tại ga Yên Nghĩa - đối diện Bến xe Yên Nghĩa.
{keywords}
Hệ thống mua, kiểm tra vé hoàn toàn tự động.
{keywords}
Hành khách ra vào nhà ga được kiểm soát tự động bằng quẹt thẻ. Vé tàu một lượt theo quãng đường di chuyển của hành khách, trong đó tối đa 15.000 đồng/lượt với toàn tuyến (ga Cát Linh - ga Yên Nghĩa) và thấp nhất là 8.000 đồng với quãng ngắn nhất (2 ga cạnh nhau).
{keywords}
Đường ray có khổ tiêu chuẩn 1,435 mm, sử dụng công nghệ hàn liền để đảm bảo tốc độ chạy tàu cao, chống ồn, chống rung, được lắp đặt các thiết bị chống trật bánh tàu.
{keywords}
Hành khách thỏa thích ngắm cảnh Hà Nội từ trên cao.
{keywords}
Tuyến số 2A được thiết kế đảm bảo sự kết nối hài hòa với các tuyến đường sắt đô thị khác trong tương lai, và các trạm xe buýt dọc tuyến, nhằm tạo điều kiện cho người dân dễ dàng lựa chọn lộ trình và hình thức di chuyển thích hợp.
{keywords}
Hệ thống thông tin tín hiệu sử dụng công nghệ hiện đại nhất trên thế giới, có khả năng đáp ứng linh hoạt các yêu cầu về tổ chức vận hành tàu, đảm bảo an toàn và độ chính xác cao.
{keywords}
Ngoài thiết kế ban đầu, Bộ Giao thông Vận tải còn có dự định kéo dài tuyến thêm 20 km từ ga Yên Nghĩa tới Xuân Mai trong tương lai.

Thanh Tùng