- Sau những tai nạn thương tâm đắm tàu gần đây trên Vịnh Hạ Long, thiệt hại về người, có cả người nước ngoài, gây nên dư luận xấu và có thể nói khách tham quan du lịch trên vịnh không yên tâm. Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, các bộ ngành đã ban hành nhiều quyết định nhằm ngăn chặn kịp thời và tìm nguyên nhân của việc tàu đắm nhanh và các quyết định dừng tàu để kiểm tra là cần thiết.

Tin bài khác:

Ảnh minh họa
Hồ sơ hoạt động của mỗi con tàu đều có một giấy chứng nhận: Đảm bảo kỹ thuật và môi trường do Sở giao thông vận tải Quảng Ninh cấp. Vậy thì sao tàu bị nước vào chìm nhanh đến vậy? Thưa rằng các khoang tàu không kín, thậm chí không khoang. Sau khi báo Quảng Ninh đăng bài trả lời phỏng vấn của ông giám đốc Sở giao thông Quảng Ninh về tình hình chuẩn bị, phòng chống mưa bão sắp tới, ông giám đốc nói rằng: Trên 480 con tàu ngủ đêm, hoạt động trên Vịnh Hạ Long đều bảo đảm đủ yêu cầu kỹ thuật có thể vượt được bão tố… thì chỉ sau đó 2 ngày một phóng sự ảnh của Đài truyền hình Quảng Ninh kèm lời bình rằng: Các tàu ngủ đêm các phòng không kín, thậm chí trổ cửa sổ thông nhau, hoặc cửa thông phòng. Vì vậy khi tàu gặp nạn, nước trào vào 1 khoang là sẽ trào sang khoang khác gây chìm tàu nhanh, sách vở, kỹ thuật từ sơ đẳng trở lên và những người lành nghề sông nước đều nói vậy, phải có thiết kế kỹ thuật là điều bắt buộc nghiêm ngặt khi cho một con tàu xuống đà hoạt động.

Việc đóng và tạo hình có thể khẳng định những con tàu hiện nay đang hoạt động nghỉ đêm trên vịnh Hạ Long là không đúng thiết kế kỹ thuật: Tàu 49 chỗ thì đóng 48 để lách luật và các tàu do cơ sở đóng theo kinh nghiệm, không phóng rạng, chỉ tạo dáng hình. Tàu đóng xong thì vẽ hoàn công đưa vào hồ sơ xem như đầy đủ. Nếu những con tàu này đưa lên đà, đo số liệu thật, cùng trang thiết bị hiện có thì phần mềm máy tính sẽ cho câu trả lời” tuyến hình không đạt yêu cầu kỹ thuật”. Đây là điều quan trọng nhất để đảm bảo cho tàu hoạt động, khi phải quay gấp, sóng to, bão gió tàu nghiêng rồi trở lại thăng bằng… Đó là chưa kể đến việc không đảm bảo trọng tải theo thiết kế cho phép, vì khi về tay chủ tàu họ trang bị đủ thứ để phục vụ khách: Ốp lát sàn bằng gạch, bàn ghế, giường tủ… đều không có tính toán. Vậy thì làm sao tàu chịu nổi sóng to mà không lật vì “nặng bồng nhẹ tếch”.

Lại nữa, ai cũng thấy tàu hoạt động trên vịnh đều xả các loại rác, rau, củ, quả phế thải và cả …phân người xuống. Loại chất thải này thường được các loại cá “tiếp nhận”. Lo ngại chính là dầu thải, không một con tàu vận tải bằng máy nào mà không có dầu thải. Hiện ở vịnh Hạ Long có đến hàng ngàn con tàu tham gia hoạt động. Sở giao thông vận tải Quảng Ninh cho phép lọc bằng chăn dạ và vải, đây là việc làm trái pháp luật, không có sách vở nào dạy, trừ việc lọc mắm theo truyền thống mà dầu và mắm khác nhau về trọng lượng, phân tử, do đó việc thẩm lậu hoàn toàn khác nhau, các cơ quan quản lý nhà nước như cảng vụ Quảng Ninh, Hải quan, công an, cảng Cái Lân… đều có tàu hoạt động hàng ngày thường xuyên, không có một đơn vị nào thu gom dầu thải một cách nghiêm túc đảm bảo kỹ thuật. Các bến tàu khách Bãi Cháy, bến cảng của Ban quản lý vịnh Hòn Gai, cảng Cái Lân, theo thị sát của chúng tôi về buổi chiều, bể yên sóng nhẹ thì váng dầu nổi lên rất rõ. Đây là hiểm họa lâu dài.  Sở giao thông vận tải Quảng Ninh không giám sát nhắc nhở để họ chấp hành các thông tư, chỉ thị về bảo vệ môi trường vịnh, mà vẫn cấp phép cho tàu hoạt động.

Chính vì thế khi sự cố xảy ra các chủ tàu du lịch nói rằng: Họ được cơ quan quản lý là sở giao thông Quảng Ninh, đơn vị có đầy đủ thẩm quyền, hiểu biết, hướng dẫn và tạo điều kiện cho họ hoạt động nên họ… không có thiếu sót.

Thiết nghĩ sở giao thông vận tải Quảng Ninh cần nghiêm túc nhìn thẳng vào sự thật, nghiêm chỉnh thực hiện những văn bản của các cấp lãnh đạo: Từ Bộ giao thông, Thường vụ tỉnh ủy Quảng Ninh, HĐND, UBND tỉnh Quảng Ninh để chấn chỉnh, hoàn thiện công tác quản lý, bảo đảm cho tàu thuyền trên vịnh Hạ Long hoạt động an toàn tránh hậu họa trước mắt và lâu dài.

Hà Tiến Chính