1. Vị quan này là ai?

  • Lý Thường Kiệt
  • Lê Văn Thịnh
  • Trần Thủ Độ
  • Nguyễn Văn Giai
Chính xác

Lê Văn Thịnh là người thôn Bảo Tháp, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh ngày nay. Năm 1085, ông được vua Lý Nhân Tông cất nhắc lên làm Thái sư.

Suốt thời gian làm quan, Lê Văn Thịnh đã có nhiều đóng góp rất lớn cho triều đình. Tuy nhiên, đến năm 1095, ông bị kết tội “hóa hổ giết vua” trong “vụ án hồ Dâm Đàm”.

2. Hồ Dâm Đàm nơi vị quan này bị kết tội là hồ nào ở Hà Nội ngày nay?

  • Hồ Hoàn Kiếm
  • Hồ Bảy Mẫu
  • Hồ Văn Chương
  • Hồ Tây
Chính xác

Sau 10 năm cống hiến cho nhà Lý, ông bị kết tội âm mưu giết vua ở hồ Dâm Đàm (Hồ Tây, Hà Nội ngày nay). Sách Đại Việt sử ký toàn thư có chép:

“Mùa xuân, tháng 3, Lê Văn Thịnh mưu làm phản, tha tội chết, an trí ở Thao Giang. Bấy giờ vua Lý Nhân Tông ra hồ Dâm Đàm, ngự thuyền nhỏ xem đánh cá. Chợt có mây mù nổi lên, trong đám mù nghe có thuyền bơi đến, tiếng mái chèo rào rào, vua lấy giáo ném.

Chốc lát mây mù tan, thấy trong thuyền có con hổ. Người đánh cá là Mục Thận quăng lưới trùm lên con hổ thì phát hiện Thái sư Lê Văn Thịnh. Trước đấy, Lê Văn Thịnh có gia nô người nước Đại Lý có phép thuật kỳ lạ, cho nên mượn thuật ấy toan làm chuyện thí nghịch”.

3. Sau khi bị kết tội “hóa hổ giết vua”, Thái sư Lê Văn Thịnh bị xử phạt như thế nào?

  • Chém đầu
  • Chu di tam tộc
  • Đi đày
  • Tịch thu tài sản
Chính xác

Vua Lý Nhân Tông nghĩ Thái sư Lê Văn Thịnh là người có công với triều đình nên không nỡ giết. Vua sai đày ông lên trại Thao Giang (thuộc Tam Nông, Vĩnh Phú). Theo dân gian lưu truyền, khi sức tàn lực kiệt, Lê Văn Thịnh được ân xá về quê. Đến đầu làng, ông được một bác nông dân nấu cháo và kho cá cho ăn. Ông ăn xong nằm nghỉ rồi mất tại đó, xác ông được mối đùn kín. Dân làng sau khi biết ông là Thái sư Lê Văn Thịnh thì chôn cất, lập đền thờ và tôn làm Thành hoàng làng.

4. Khi còn làm quan, Thái sư Lê Văn Thịnh đã đàm phán với nước nào để mang về 6 huyện, 3 động cho Việt Nam?

  • Nước Đại Lý
  • Nước Tống
  • Nước Chiêm Thành
  • Nước Lan Xang
Chính xác

Tháng 6 năm 1084, Lê Văn Thịnh được cử đến trại Vĩnh Bình (Cao Bằng ngày nay) để bàn nghị về vấn đề lãnh thổ với Chánh sứ nhà Tống là Thành Trạc. Sau khi phân giải, nhà Tống chấp thuận trả lại Đại Việt 6 huyện, 3 động thuộc châu Quảng Nguyên (thuộc tỉnh Cao Bằng). Người Tống sau biết nơi này có nhiều vàng, tiếc của nên thường trách vua Tống đã “tham voi Giao Chỉ” mà để “mất vàng Quảng Nguyên”.

5. Tại đền thờ Lê Văn Thịnh, có một tượng linh thú được công nhận là “Bảo vật quốc gia”. Tượng này có hình gì?

  • Long
  • Ly
  • Quy
  • Phụng
Chính xác

Đền thờ Thái sư Lê Văn Thịnh tọa lạc ở thôn Bảo Tháp, xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Tại đền có bức tượng “rồng đá” (dân quanh vùng gọi là “xà thần”) được tạo hình kỳ lạ. “Rồng đá” có tư thế “miệng cắn thân, chân xé mình” để thể hiện nỗi oan khuất mà vị quan Lê Văn Thịnh đã phải gánh chịu. Đồng thời, tượng rồng cũng chỉ có một bên tai. Có người cho rằng, chi tiết này ám chỉ việc vua nhà Lý đã tin lời gièm pha mà kết tội cho ông.