Vấn đề di cư của các nhân viên y tế phần nào liên quan tới luật nhập cư của những nước chủ nhà.
Năm 1994, Thượng nghị sĩ Kent Conrad, đảng viên Dân chủ ở Bắc Dakota, đã giới thiệu một điều luật cho phép các bang miễn thị thực cho các bác sĩ nước ngoài theo kiểu thị thực sinh viên J-1. Theo đó, họ có thể ở lại Mỹ sau thời gian tập sự tại các bệnh viện nếu đồng ý làm việc tại các khu vực thiếu bác sĩ. Luật này liên tiếp được Quốc hội gia hạn và đã cho phép 8.500 bác sĩ nước ngoài kiếm được việc tại các thành phố thiếu phương tiện y tế và khu vực nông thôn, nơi các bệnh nhân phải đi một quãng đường rất xa để được chăm sóc y tế.
Với một người bị bệnh tiểu đường hoặc đau tim ở vùng nông thôn Nebraska, đây rõ ràng là một điều tuyệt vời. Tuy nhiên, họ có thể không nhận ra rằng những gì họ có được lại là mất mát của những quốc gia nghèo. Các bác sĩ, y tá di cư từ nước nghèo sang nước giàu gây ra làn sóng phản ứng về mặt tình cảm chứ chưa nói tới những tranh cãi về đạo đức. Viết trên tạp chí y học Anh The Lancet 2008, một nhóm bác sĩ, vài người trong số này tới từ châu Phi, đã đặt nhan đề bài viết của mình là: "Liệu các nhân viên y tế từ vùng hạ Sahara châu Phi có nên bị coi là tội phạm". Sau đó, các bác sĩ kết luận, nên là như thế. Các nhà chỉ trích khác dùng những thuật ngữ như "ăn trộm" hay "cướp bóc".
Giận dữ cũng nhắm tới các bác sĩ rời bỏ quê hương ra đi. Giám đốc điều hành bệnh viện thực hành của trường đại học Y ở Luska là Lackson Kasonka nói với tôi rằng các bác sĩ nhận được tiền của chính phủ để đi học rồi sau đó bội phản. (Desai không thuộc nhóm này. Cha mẹ của Desai di cư sang Zambia đã trả học phí cho Desai ở Ấn Độ, nơi họ chào đời).
Những thách thức y tế tại Zambia thật đáng sợ: tuổi thọ trung bình là 4, hơn 1 triệu người trong số 14 triệu dân Zambia đang sống chung với HIV hoặc AIDS và hơn 1 trong số 10 trẻ em chết trước khi lên 5 tuổi. Đương đầu với những thách thức này chỉ là hơn 600 bác sĩ làm trong các bệnh viện công, nơi phần lớn người Zambia tìm đến khi bị bệnh. Như vậy, 23.000 người mới có 1 bác sĩ, so với 416 người lại có một bác sĩ như ở Mỹ. Nếu Desai quyết định ở lại Mỹ, quốc gia giàu có nhất thế giới sẽ có một bác sĩ trẻ giỏi giang nhưng mất mát của Zambia sẽ lớn hơn rất nhiều.
Lương và điều kiện làm việc ở một quốc gia như Zambia không bao giờ theo kịp những thứ tương tự ở Mỹ song có những yếu tố ảnh hưởng tới quyết định của một người đang định di cư: mối quan hệ gia đình, chi phí sống, ngôn ngữ và cảm giác thoải mái khi làm việc trong một nền văn hóa thân thuộc.
Tổn thất y tế của các nước nghèo cũng nhận được sự chú ý của cộng đồng y tế quốc tế và các sáng kiến ở cả khu vực tư nhân lẫn công đang cố gắng giải quyết vấn đề thiếu hụt bác sĩ. Bệnh viện giảng dạy tại Lusaka, nơi Desai thực tập, là một ví dụ, nó là một trong 13 trường y của hạ Sahara nhận được sự hỗ trợ của Mỹ - chương trình trị giá 130 triệu USD để đào tạo thêm nhiều sinh viên y. Quỹ toàn cầu chống AIDS, Lao và sốt rét đã cấp tiền cho Bộ Y tế Zambia để tuyển mộ và giữ chân các bác sĩ. Các cơ quan cứu trợ phương Tây, trong đó có nhiều cơ quan được các nhà tài trợ như Bill và Melinda Gates cấp vốn, đã thuê bác sĩ địa phương với lương cao hơn. Tuy nhiên, vấn đề này lại tạo ra những vấn đề lớn hơn, nhiều bác sĩ được các tổ chức cứu trợ thuê lại đang làm nghiên cứu. Họ không được gặp bác sĩ. Các quan chức y tế công ở Zambia và nhiều nước đang phát triển khác gọi đó là "chảy máu chất xám trong nước".
George Ofori-Amanfo, phó giáo sư nhi tại Bệnh viện Nhi Duke ở Durham có liên quan tới Quỹ bác sĩ và bác sỹ phẫu thuật Ghana - với các thành viên đóng tại Mỹ, đã nỗ lực cải thiện việc giảng dạy tại 4 trường y ở Ghana. Amanfo đã có 3 chuyến đi trong một năm tới Ghana để dạy các bác sĩ trẻ. "Đôi lúc, tôi cảm thấy có lỗi", Ofori-Amanfo - tới Mỹ vào năm 1995 khi 30 tuổi, nói. Trong năm 2006, có khoảng 530 bác sĩ người Ghana làm việc tại Mỹ, chiếm 20% số bác sĩ rời bỏ Ghana, theo số liệu của tạp chí y học The New England. Amanfo là một trong số đó.
"Tôi cảm thấy có lỗi đặc biệt khi nhìn vào khoản đầu tư mà đất nước bỏ ra cho tôi để tôi có những nền tảng cơ bản và những gì mà đất nước muốn tôi đóng góp. Tôi cảm thấy có lỗi rất nhiều. Một số nông dân đã phải làm việc rất vất vả để trả thuế, để rồi tôi có thể tới trường", Amanfo nói.
Nếu ở lại Zambia, những trải nghiệm của Desai sẽ giống như người bạn cũ của anh ta là Emmanuel Makasa. Là bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình, Makasa, 38 tuổi, kiếm được 24.000 USD/năm. Makasa cũng làm việc tại phòng khám tư nhân để kiếm thêm tiền. "Cuộc khủng hoảng nguồn nhân lực ở Zambia đã lên tới giai đoạn kinh khủng với hệ thống y tế ở mức nguy kịch", Makasa viết trên tạp chí y học Zambia năm 2008 dù không chỉ trích các đồng nghiệp đã rời bỏ đất nước. Makasa theo học ở trường đại học Alabama, Birmingham, theo học bổng Fullbright và vượt qua kỳ thi thứ 1 trong số 2 kỳ thi mà Anh đòi hỏi các nhân viên y tế nước ngoài phải trải qua nếu muốn tìm việc ở nước này. Makasa đã định di cư vĩnh viễn.
Tuy nhiên, trong thời gian ở Mỹ và sang thăm Anh, người đàn ông này cảm thấy bị phân biệt đối xử. Makasa ghét thời tiết ở Anh và thấy những người bạn Zambia làm bác sĩ ở đây sống một cuộc sống đầy căng thẳng tại những khu vực không mong muốn ở Anh. Thêm nữa, Makasa biết sự khác biệt mà một bác sĩ phẫu thuật ở Zambia có thể tạo ra. Vì vậy, Makasa và người vợ Mỹ cùng hai con gái của họ quay lại Zambia vào cuối năm 2010. "Có rất ít bác sĩ ở phần này của thế giới", Makasa nói "nếu bạn rời bỏ nó, bạn sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Bạn sẽ có nhiều tiền hơn. Nhưng, bạn không thể ăn tối ngon lành khi biết mẹ bạn đang đói".
Hoài Linh (Theo NY Times)
Với một người bị bệnh tiểu đường hoặc đau tim ở vùng nông thôn Nebraska, đây rõ ràng là một điều tuyệt vời. Tuy nhiên, họ có thể không nhận ra rằng những gì họ có được lại là mất mát của những quốc gia nghèo. Các bác sĩ, y tá di cư từ nước nghèo sang nước giàu gây ra làn sóng phản ứng về mặt tình cảm chứ chưa nói tới những tranh cãi về đạo đức. Viết trên tạp chí y học Anh The Lancet 2008, một nhóm bác sĩ, vài người trong số này tới từ châu Phi, đã đặt nhan đề bài viết của mình là: "Liệu các nhân viên y tế từ vùng hạ Sahara châu Phi có nên bị coi là tội phạm". Sau đó, các bác sĩ kết luận, nên là như thế. Các nhà chỉ trích khác dùng những thuật ngữ như "ăn trộm" hay "cướp bóc".
Giận dữ cũng nhắm tới các bác sĩ rời bỏ quê hương ra đi. Giám đốc điều hành bệnh viện thực hành của trường đại học Y ở Luska là Lackson Kasonka nói với tôi rằng các bác sĩ nhận được tiền của chính phủ để đi học rồi sau đó bội phản. (Desai không thuộc nhóm này. Cha mẹ của Desai di cư sang Zambia đã trả học phí cho Desai ở Ấn Độ, nơi họ chào đời).
Những thách thức y tế tại Zambia thật đáng sợ: tuổi thọ trung bình là 4, hơn 1 triệu người trong số 14 triệu dân Zambia đang sống chung với HIV hoặc AIDS và hơn 1 trong số 10 trẻ em chết trước khi lên 5 tuổi. Đương đầu với những thách thức này chỉ là hơn 600 bác sĩ làm trong các bệnh viện công, nơi phần lớn người Zambia tìm đến khi bị bệnh. Như vậy, 23.000 người mới có 1 bác sĩ, so với 416 người lại có một bác sĩ như ở Mỹ. Nếu Desai quyết định ở lại Mỹ, quốc gia giàu có nhất thế giới sẽ có một bác sĩ trẻ giỏi giang nhưng mất mát của Zambia sẽ lớn hơn rất nhiều.
Lương và điều kiện làm việc ở một quốc gia như Zambia không bao giờ theo kịp những thứ tương tự ở Mỹ song có những yếu tố ảnh hưởng tới quyết định của một người đang định di cư: mối quan hệ gia đình, chi phí sống, ngôn ngữ và cảm giác thoải mái khi làm việc trong một nền văn hóa thân thuộc.
Tổn thất y tế của các nước nghèo cũng nhận được sự chú ý của cộng đồng y tế quốc tế và các sáng kiến ở cả khu vực tư nhân lẫn công đang cố gắng giải quyết vấn đề thiếu hụt bác sĩ. Bệnh viện giảng dạy tại Lusaka, nơi Desai thực tập, là một ví dụ, nó là một trong 13 trường y của hạ Sahara nhận được sự hỗ trợ của Mỹ - chương trình trị giá 130 triệu USD để đào tạo thêm nhiều sinh viên y. Quỹ toàn cầu chống AIDS, Lao và sốt rét đã cấp tiền cho Bộ Y tế Zambia để tuyển mộ và giữ chân các bác sĩ. Các cơ quan cứu trợ phương Tây, trong đó có nhiều cơ quan được các nhà tài trợ như Bill và Melinda Gates cấp vốn, đã thuê bác sĩ địa phương với lương cao hơn. Tuy nhiên, vấn đề này lại tạo ra những vấn đề lớn hơn, nhiều bác sĩ được các tổ chức cứu trợ thuê lại đang làm nghiên cứu. Họ không được gặp bác sĩ. Các quan chức y tế công ở Zambia và nhiều nước đang phát triển khác gọi đó là "chảy máu chất xám trong nước".
George Ofori-Amanfo, phó giáo sư nhi tại Bệnh viện Nhi Duke ở Durham có liên quan tới Quỹ bác sĩ và bác sỹ phẫu thuật Ghana - với các thành viên đóng tại Mỹ, đã nỗ lực cải thiện việc giảng dạy tại 4 trường y ở Ghana. Amanfo đã có 3 chuyến đi trong một năm tới Ghana để dạy các bác sĩ trẻ. "Đôi lúc, tôi cảm thấy có lỗi", Ofori-Amanfo - tới Mỹ vào năm 1995 khi 30 tuổi, nói. Trong năm 2006, có khoảng 530 bác sĩ người Ghana làm việc tại Mỹ, chiếm 20% số bác sĩ rời bỏ Ghana, theo số liệu của tạp chí y học The New England. Amanfo là một trong số đó.
"Tôi cảm thấy có lỗi đặc biệt khi nhìn vào khoản đầu tư mà đất nước bỏ ra cho tôi để tôi có những nền tảng cơ bản và những gì mà đất nước muốn tôi đóng góp. Tôi cảm thấy có lỗi rất nhiều. Một số nông dân đã phải làm việc rất vất vả để trả thuế, để rồi tôi có thể tới trường", Amanfo nói.
Nếu ở lại Zambia, những trải nghiệm của Desai sẽ giống như người bạn cũ của anh ta là Emmanuel Makasa. Là bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình, Makasa, 38 tuổi, kiếm được 24.000 USD/năm. Makasa cũng làm việc tại phòng khám tư nhân để kiếm thêm tiền. "Cuộc khủng hoảng nguồn nhân lực ở Zambia đã lên tới giai đoạn kinh khủng với hệ thống y tế ở mức nguy kịch", Makasa viết trên tạp chí y học Zambia năm 2008 dù không chỉ trích các đồng nghiệp đã rời bỏ đất nước. Makasa theo học ở trường đại học Alabama, Birmingham, theo học bổng Fullbright và vượt qua kỳ thi thứ 1 trong số 2 kỳ thi mà Anh đòi hỏi các nhân viên y tế nước ngoài phải trải qua nếu muốn tìm việc ở nước này. Makasa đã định di cư vĩnh viễn.
Tuy nhiên, trong thời gian ở Mỹ và sang thăm Anh, người đàn ông này cảm thấy bị phân biệt đối xử. Makasa ghét thời tiết ở Anh và thấy những người bạn Zambia làm bác sĩ ở đây sống một cuộc sống đầy căng thẳng tại những khu vực không mong muốn ở Anh. Thêm nữa, Makasa biết sự khác biệt mà một bác sĩ phẫu thuật ở Zambia có thể tạo ra. Vì vậy, Makasa và người vợ Mỹ cùng hai con gái của họ quay lại Zambia vào cuối năm 2010. "Có rất ít bác sĩ ở phần này của thế giới", Makasa nói "nếu bạn rời bỏ nó, bạn sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Bạn sẽ có nhiều tiền hơn. Nhưng, bạn không thể ăn tối ngon lành khi biết mẹ bạn đang đói".
Hoài Linh (Theo NY Times)