Lập kế hoạch cho thất bại không làm khởi nghiệp bi quan.

Trái lại, nó khiến khởi nghiệp trở nên tự tin hơn và thông minh hơn. Đơn giản, hãy nghĩ các trường hợp có thể khiến doanh nghiệp gặp thất bại và chuẩn bị tất cả cho sự thất bại đó. Các CEO thành đạt thường nghĩ trước các kịch bản xấu xảy ra đối với doanh nghiệp mình và lên kế hoạch cụ thể cho từng trường hợp.

Ngoài ra, suy nghĩ về những tình huống xấu nhất có thể giúp khởi nghiệp dự đoán được những khó khăn, thách thức để ngăn chặn không cho điều này xảy ra.

Giúp khởi nghiệp có cái nhìn khách quan hơn.

Doanh nghiệp chính là “đứa con” của khởi nghiệp viên, do vậy không thể tránh được việc có cái nhìn chủ quan về “đứa con” của mình. Điều này sẽ gây nên tình trạng ảo tưởng về khả năng và “sức khỏe” thực sự của doanh nghiệp. Đầu tư thời gian nghĩ đến những thất bại và tình huống xấu nhất sẽ giúp khởi ngiệp có được sự cân bằng cần thiết, giữ cái nhìn khách quan hơn về doanh nghiệp cũng như khả năng phát triển trên thị trường.

Tránh việc tự mãn khi thành công.

Thành công có thể đến với khởi nghiệp vào những giai đoạn nhất định. Để tránh việc tự mãn với những thành quả trước mắt, khởi nghiệp hãy tiếp tục lập những kế hoạch khi gặp thất bại ở những giai đoạn tiếp theo. Phát triển doanh nghiệp là quá trình nỗ lực không ngừng nghỉ, nếu ngủ quên trên chiến thắng quá sớm, rất có thể đối thủ sẽ vượt lên và dành ưu thế trên thị trường.

Giúp doanh nghiệp luôn phát triển.

Trong mỗi bước đi của doanh nghiệp luôn tiềm ẩn những khả năng thành công và thất bại. Kể cả trong tình huống khởi nghiệp tự tin nhất, việc lên kế hoạch cụ thể khi gặp thất bại luôn giúp doanh nghiệp đứng vững do được chuẩn bị kỹ càng. Điều này chính là tiền đề cho sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.