Bệnh tật, sức khỏe không đảm bảo và xe bị xuống cấp khiến những tài xế đường dài tại Việt Nam đối mặt với nguy cơ tai nạn, bị coi là "hung thần xa lộ".

Trong một cuộc khám sức khỏe tổng quát miễn phí dành cho tài xế Việt, dành cho tổng số 92 lái xe khách và 97 lái xe tải, có 25% bác tài gặp các bệnh về họng do môi trường thường xuyên tiếp xúc với dầu mỡ, khói bụi.

24% tài xế xe khách và 17,5% tài xế xe tải gặp các bệnh về gan do chế độ ăn uống không đảm bảo do thường xuyên di chuyển. Phần lớn trong số này mắc gan nhiễm mỡ do chỉ ngồi trên xe và ít vận động.

15% tài xế xe khách và 11,3% tài xế xe tải gặp các bệnh về thận do ít uống nước và ngại đi tiểu khi di chuyển trên đường.

Những con số từ chương trình tới mức báo động về những nguy hiểm đối với cánh tài xế, từ đó liên đới tới những người tham gia giao thông. Sức khỏe không đảm bảo là nguyên nhân hàng đầu gây nên tai nạn giao thông thảm khốc.

{keywords}

Xe tải biến thành hung thần xa lộ vì nhiều nguyên nhân.

Lý do thứ hai khiến số vụ tai nạn giao thông tại Việt Nam khá nhiều đến từ những lỗi kỹ thuật. Trong số 250 xe khách và 127 xe tải được kiểm tra, có tới 53,5% xe khách gặp vấn đề về lốp, trong khi tỷ lệ này trên xe tải là 47,5%. Các lỗi phổ biến trên lốp xe như áp suất không đúng chuẩn, lốp mòn, bị xòe do khung gầm biến dạng...

Lỗi động cơ (37% xe khách và 34% xe tải). Lỗi thắng, hộp số (38% xe khách và 35% xe tải). Ngoài ra, các lỗi ít nghiêm trọng như ắc quy (58% trên xe khách, 69% đối với xe tải).

Vận tải đường bộ là ngành giao thông quan trọng nhất tại Việt Nam, chiếm tới 65% thị phần vận chuyển, trong khi đường thủy, hàng không và đường sắt chỉ chiếm 35%.

Với lịch trình di chuyển dày đặc, số lượng lái xe thiếu hụt dẫn tới các tài xế phải chạy nhiều hơn, ít thời gian nghỉ ngơi, vì vậy gia tăng các vụ tai nạn thảm khốc.

Ngoài ra, một nguyên nhân không nhỏ dẫn tới tai nạn là hệ thống hạ tầng giao thông chưa đáp ứng. Đường hẹp, tài xế không kịp tránh nhau khi gặp chướng ngại vật.

Tất cả những lý do trên, cộng với ý thức của một bộ phận tài xế chưa cao khiến nghề tài xế tại Việt Nam bị gắn biệt danh "hung thần xa lộ".

Theo khảo sát của Bệnh viện Ôtô đối với 1.000 tài xế tại 10 tỉnh thành, có tới 67% bác tài cho rằng mình không nhận được sự tôn trọng từ xã hội.

"Lái xe đường dài quanh năm, thời gian ngồi trên xe nhiều hơn ở nhà với vợ con. Có hôm lái mệt lả người lại nhớ nhà nhưng không biết chia sẻ cùng ai. Lái xe cũng là nghề chân chính, vậy nhưng đọc báo bị gọi là "hung thần xa lộ", tự nhiên thấy nghẹn ứ cổ họng", Trần Văn Chung, một lái xe đường dài tâm sự.

(Theo Zing)