1. Vị tướng này là ai?

  • Trần Quang Khải
  • Trần Nhật Duật
  • Trần Quốc Tuấn
  • Trần Bình Trọng
Chính xác

Trần Quốc Tuấn (1231-1300) là một nhà chính trị, quân sự lỗi lạc thời Trần. Khi sứ thần của giặc là Sài Thung tỏ ra ngạo mạn và không chịu gặp ai, ông đã xuống tóc, mặc áo nhà chùa nhằm giả sư thầy. Sài Thung tưởng là nhà sư thật nên ngồi dậy tiếp đón.

2. Sứ thần này do vua nước ngoại bang nào phái đến?

  • Vua nhà Nguyên
  • Vua nhà Tống
  • Vua nhà Minh
  • Vua nhà Kim
Chính xác

Bấy giờ, nhà Nguyên đã tiêu diệt nước Nam Tống và có thế lực vô cùng mạnh. Sứ thần nhà Nguyên là Sài Thung vì vậy cũng trở nên rất hống hách. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Xuân (tức Sài Thung) kiêu ngạo vô lễ, cưỡi ngựa đi thẳng vào cửa Dương Minh. Quân sĩ Thiên Trường ngăn lại, Xuân dùng roi ngựa quất họ bị thương ở đầu. Vua sai Trần Quang Khải đến sứ quán khoản tiếp, Xuân nằm khểnh không ra, Quang Khải vào hẳn trong phòng, hắn cũng không dậy tiếp”.

3. Sau khi bị giặc phát hiện giả danh nhà sư và dùng mũi tên đâm thủng đầu, Trần Quốc Tuấn đã phản ứng như thế nào?

  • Ông đánh lại
  • Ông bỏ chạy
  • Ông không phản ứng gì
  • Ông chửi mắng sứ thần
Chính xác

Người hầu của Sài Thung nhận ra Trần Quốc Tuấn và lấy mũi tên đâm thủng đầu ông. Bấy giờ, Hưng Đạo Vương vẫn điềm nhiên ngồi uống trà, mặt không biến sắc. Khi trở về, Sài Thung đã ra tận cửa để tiễn.

4. Sau này, chính Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã lãnh đạo quân và dân Đại Việt đánh bại quân Nguyên trong những lần nào?

  • Lần 1 và lần 2
  • Lần 2 và lần 3
  • Lần 1 và lần 3
  • Cả 3 lần
Chính xác

Sau khi nhịn nhục để tiếp sứ thần quân giặc vào năm 1281, chính Hưng Đạo Vương đã trực tiếp lãnh đạo quân Đại Việt đánh bại chúng 2 lần vào năm 1285 và 1288. Khi qua đời, ông được suy tôn thành Đức Thánh Trần hay còn gọi là Cửu Thiên Vũ Đế.

5. Phải “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc” - đây là lời Hưng Đạo Vương khuyên vị vua nào về thuật trị nước?

  • Trần Anh Tông
  • Trần Minh Tông
  • Trần Hiến Tông
  • Trần Dụ Tông
Chính xác

Khi có tuổi, Hưng Đạo Đại Vương lui về sống ở Vạn Kiếp. Trước lúc qua đời, ông khuyên vua Trần Anh Tông nên “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc”. Nhờ làm theo lời này, thời gian vua Trần Anh Tông nắm quyền là giai đoạn nước Đại Việt phát triển cực thịnh về mọi mặt.