- Sau chuyến đi kết nối 100 gương mặt trẻ thành công trong lĩnh vực công nghệ, câu chuyện nóng nhất vẫn là về Trí tuệ nhân tạo (AI) mà quốc gia đi sau sẽ không còn nhiều đất để phát triển.
XEM VIDEO:
"Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ sớm trở thành bạn thân thiết của con người" - Đó là viễn cảnh trong 10 năm tới mà ông Nguyễn Xuân Phong, nghiên cứu viên Phòng nghiên cứu và phát triển của Tập đoàn Hitachi (Nhật Bản) bình luận.
“Nhưng AI không ở hình dạng của chú Doremon béo ú mà chúng ta thường thấy, mà đi vào nhiều khía cạnh cụ thể hơn của cuộc sống, như các trợ lý ảo trong công việc, camera mắt thần…cũng không phải là thứ vũ khí hủy diệt như trên địa ảnh”, ông Phong ví von. Viễn cảnh trong tương lai đang được xây dựng ở thực tại, khi Ai đang phát triển với tốc độ như vũ bão.
Phong là người Vịệt duy nhất ở bộ phận phụ trách nghiên cứu về AI của Tập đoàn Hitachi, tập đoàn lớn nhất về xét theo quy mô số lượng nhân viên. Là thạc sỹ công nghệ thông tin ở Carnegie Mellon University (Mỹ), Phong nhận lời ngay khi Hitachi ngỏ lời mời ông sang đất nước vốn đã ngưỡng mộ từ lâu. Lần trở về này cùng hơn 100 gương mặt trẻ tài giỏi, tham vọng và nhiệt huyết khác trên thế giới, hành trang mang theo là kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển AI ở Nhật Bản.
Ở đậy, bài toán của Phong là làm thế nào để AI ứng dụng được trong thực tế. Để cụ thể hóa lĩnh vực làm việc của mình, Phong kể, sản phẩm trước đó tại tập đoàn Hitachi là cơ chế tối ưu cho việc điều phối lượng nước đến một nhà máy lọc nước của tập đoàn mẹ. Nghe qua thì đơn giản, nhưng nhiệm vụ của Phong là tính xem lấy lượng nước như thế nào thì hợp lý, bơm nước vào giờ nào để giảm ảnh hưởng đến công việc khác, giá điện để chạy máy bơm cũng phải chú ý đến ngày hoặc đêm (giá điện thấp hơn). “Giống như AI của Google đánh bại kì thủ cờ vua, AI của Hitachi phải tối ưu hóa tốt hơn con người”, Phong nói.
Hitachi mới đây cũng hợp tác với Viện Nghiên cứu AI của Đức, thử nghiệm mô hình đeo các cảm biến lên người công nhân. “Có trợ lý ảo bên cạnh, họ sẽ làm việc tốt hơn”, Phong mô tả sản phẩm. Không những thế, dữ liệu từ các cảm biến thu thập được cũng là dữ liệu quan trọng, cho phép Hitachi phân tích được hành động, cảm xúc và trạng thái của công nhân, từ đó kết luận xem thái độ và kết quả làm việc của họ như thế nào.
Kinh nghiệm làm việc lâu năm trong lĩnh vực AI tại Nhật Bản đã cho Phong một nhận xét quan trọng; người Đức và người Nhật tập trung vào việc tối ưu hóa các tài nguyên để phục vụ cho mục đích của doanh nghiệp. Còn phía Mỹ, AI lại là cuộc chiến ở quy mô “khủng khiếp” giữa các tập đoàn sở hữu lượng người dùng khổng lồ như Google, Facebook, Amazon, Apple, Microsoft,…
“Trong AI có nhiều ứng dụng, Mỹ mạnh về dữ liệu internet như hình ảnh, thói quen người tiêu dùng và thói quen khác, đi đầu về công nghệ AI trong ngành đó như nhận diện hình ảnh, xử lý giọng nói. Còn Nhật và Đức thì có bài toán riêng của mình, họ tập trung phát triển AI trong lĩnh vực công nghiệp và đời sống”, ông Phong cho biết.
Nhưng để phát triển đến như thế, điều cần thiết là ngọn đèn soi đường dẫn lối của các cấp quản lý của một quốc gia. “Chính phủ sẽ là người định hướng chiến lược AI mang tầm quốc gia”, ông Phong nhận định.
Câu chuyện này thêm lần nữa đặt lại vai trò kiến tạo của Chính Phủ. “Bản thân các quốc gia phải tự đặt ra bài toán cho riêng mình, rồi tập trung nguồn lực để giải nó. Việt Nam bao nhiêu năm nay làm tốt điều gì? Tại sao chúng ta không đầu tưu trí tuệ nhân tạo vào đó?”, ong Phong gợi mở câu hỏi cho ngành AI Việt.
Với Việt Nam, câu chuyện AI được nhắc đến trong nhiều năm qua, nhưng chỉ ở mức chung chung dù rằng rất hấp dẫn. Lĩnh vực AI nói thì ngắn gọn nhưng lại rất rộng. Thống kê cho thấy có đến hơn nửa số người trẻ trong danh sách về Việt Nam giao lưu lần này, có hơn quá nửa là làm trong lĩnh vực AI.
Theo ông Phong, có thể chia AI thành nhiều giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên là nghiên cứu và phát triển, mà ở đó chủ lực là các khoa học gia, người thiết lập các thuật toán để tìm lời giải cho bài toán. Còn giai đoạn thứ 2 là đem thuật toán áp dụng cho giải pháp thực tế, giai đoạn 3 thì khỏe hơn, chỉ bảo trì, điều chỉnh để thích nghi với thị trường.
“Ở Việt Nam đang tập trung nhiều vào giai đoạn giữa, chú trọng đến việc xây cái gì dùng được ngay”, ông Phong nhận định. Tuy nhiên, điều này dẫn đến 2 rủi ro, một là tình trạng vi phạm bằng sáng chế nước ngoài, hai là không có đội ngũ thúc đẩy khoa học trong hiện tại, rủi ro dễ gặp phải là thế giới đã có thể đi vượt rất xa mà chúng ta không biết”, ông Phong nói.
Nóng vội phát triển mà không có kế hoạch rõ ràng dễ dẫn đến lạc lối. Thiếu nguồn nhân lực cũng làm chậm quá trình tham gia vào phát triển AI.
Ngoài công việc ở Hitachi, Phong còn đang điều hành một trung tâm dạy về AI ở Tokyo, dành cho học sinh cấp 3 trở lên, trong đó có nhiều người tham gia là người muốn chuyển việc sang lĩnh vực AI. Muốn hành xử với giáo dục như vậy, buộc phải có một chiến lược quốc gia tổng thể.
Sức sống của AI là dữ liệu, nhưng một điều đáng lưu ý khác trong xu hướng 4.0 đó là việc bảo mật. “Ở Nhật Bản, các chương trình cam kết giữ thông tin là rất chặt chẽ”, Phong cho biết. Trên thực tế, bất cứ thuật toán hay chương trình nào liên quan đến AI cũng cần thu thập dữ liệu. Vì vậy, việc chia sẻ dữ liệu trở nên cẩn trọng hơn.
“AI đang phát triển quá nhanh với độ chính xác tăng lên theo cấp số mũ. Khi độ chính xác đã đi lên rất tốt, cần phải xây dựng nguồn lực để đón đầu và tiếp cận AI trong vòng 10 năm tới”, Phong kết luận.
Chàng kỹ sư Việt bật khóc khi nhắc món quà ba tặng
Chàng kỹ sư Việt đang làm cho tỷ phú Elon Musk đã không ngăn được giọt nước mắt xúc động khi nhắc tới món quà đầu tiên của ba tặng bởi niềm đam mê công nghệ.
Xưởng sản xuất ô tô bằng 1.200 robot lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam
Robot làm ô tô, robot đóng bao và bốc vác... cho đến làm dịch vụ và thậm chí sáng tác... đã có hàng triệu con robot bước ra khỏi nhà máy thay thế con người.
TS bảo mật Nguyễn Duy Lân: "Việt Nam sẽ là quốc gia khởi nghiệp"
TS. Nguyễn Duy Lân, từng có 9 năm làm việc tại Microsoft và sở hữu 9 bằng sáng chế về công nghệ bảo mật. Anh kỳ vọng Việt Nam sẽ là quốc gia khởi nghiệp như cách mà người Do Thái đã làm được.
GS Vũ Hà Văn làm Giám đốc khoa học Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn của Vingroup
Tại hội thảo Trí tuệ nhân tạo Việt Nam 2018, GS. Vũ Hà Văn (ĐH Tổng hợp Yale, Mỹ) đã trình bày phần giới thiệu về Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn của Tập đoàn Vingroup do ông là Giám đốc khoa học.
Mong chuyên gia trở về, làm kiến trúc sư trưởng xây dựng đất nước
Phát triển nền kinh tế số, tăng tốc bằng trí tuệ nhân tạo là chiến lược lớn, nhưng Việt Nam đang thiếu một kiến trúc sư trưởng giải bài toán tổng thể. Liệu các chuyên gia Việt Nam đang ở nước ngoài, làm cho Google... có thể trở về?
Dũng Nguyễn - Văn Châu