Theo phân tích của Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương, các số liệu thống kê về xuất nhập khẩu cho thấy, Việt Nam có vị thế khá lớn trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành da giày, với thị phần gia tăng mạnh mẽ từ 4,1% năm 2010 lên 10,4% năm 2020. Cũng chính vì có vị thế quan trọng như vậy, nên khi dịch bệnh xảy ra, các doanh nghiệp da giày tại Việt Nam phải tạm thời đóng cửa đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến chuỗi giá trị toàn cầu. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã định vị được vị trí của mình trong chuỗi giá trị toàn cầu của các ngành nội thất, may mặc, điện tử, với thị phần toàn cầu của Việt Nam trong các ngành này đang ngày càng được cải thiện.

{keywords}
33 co khi.jpg

Trong cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam hiện nay, các mặt hàng nguyên liệu và các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ chiếm tỷ trọng cao và ít thay đổi trong suốt giai đoạn vừa qua. Việc phụ thuộc lớn vào linh kiện và phụ tùng nhập khẩu đã làm cho giá trị gia tăng tạo ra trong nước của ngành công nghiệp chế biến chế tạo thấp hơn so với các quốc gia trong khu vực. Công nghiệp chế biến chế tạo chỉ đóng góp khoảng 16% GDP so với mức 26% của Thái Lan, 36% của Trung Quốc. Vì vậy, phát triển công nghiệp hỗ trợ có ý nghĩa quan trọng trong quá trình tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, chuyển dịch cơ cấu, tăng tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP, nâng cao giá trị gia tăng trong nước và sức cạnh tranh của ngành công nghiệp.

Thanh Thúy