- Hơn 40 năm qua, kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, LHQ đã luôn đồng hành cùng Việt Nam trên các chặng đường phát triển. Việt Nam cũng luôn thể hiện vai trò của một thành viên tích cực, có trách nhiệm.
Ngày 20/9/1977, Việt Nam chính thức là thành viên của LHQ. Nhân dịp này, Tuần Việt Nam xin giới thiệu bài viết của TS. Trần Việt Thái, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược ngoại giao, Bộ Ngoại giao.
Thành tựu lớn nhất mà Việt Nam đạt được là khẳng định vị thế chính trị của mình. Việt Nam được cộng đồng quốc tế công nhận sự độc lập chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Từ chỗ chúng ta là một đất nước không có tên trên bản đồ thế giới sau khi trải qua những cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc thống nhất đất nước và cho đến khi chúng ta gia nhập vào Liên Hiệp Quốc, lúc đó mới chính thức có tên trên bản đồ thế giới.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres. Ảnh: VGP/Quang Hiếu. |
Khi chiến tranh vừa chấm dứt, Việt Nam bị bao vây, cấm vận. Ngay sau khi Việt Nam tham gia LHQ, Đại hội đồng LHQ khóa 32 (1977) đã thông qua Nghị quyết kêu gọi các nước, các tổ chức quốc tế viện trợ, giúp đỡ Việt Nam tái thiết sau chiến tranh. Nhờ sự hỗ trợ của các tổ chức LHQ, đặc biệt là Chương trình Phát triển LHQ (UNDP), Chương trình Lương thực thế giới (WFP), Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF), Quỹ Dân số LHQ (UNFPA), Cao Ủy LHQ về Người tị nạn (UNHCR), Tổ chức Y tế thế giới (WHO)… đã góp phần giúp chúng ta giải quyết hậu quả nặng nề của chiến tranh, khôi phục sản xuất, phát triển kinh tế xã hội.
Giai đoạn Việt Nam tiến hành công cuộc Đổi Mới, LHQ cũng tiếp tục dành sự trợ giúp quan trọng cho Việt Nam thông qua các hoạt động tư vấn chính sách, trợ giúp kỹ thuật, các chương trình, dự án hỗn hợp song phương, đa phương. LHQ là cầu nối giúp Việt Nam tiếp cận và huy động được nguồn vốn quan trọng từ các nước tài trợ và các tổ chức tài chính quốc tế.
Nhờ sự đồng hành ấy, Việt Nam đã trở thành một trong những tấm gương điển hình tiêu biểu của một đất nước trải qua những cuộc chiến tranh thảm khốc, nghèo nàn và lạc hậu đã vươn lên đạt được nhiều mục tiêu trước hạn của các mục tiêu đặt ra trong thiên niên kỉ. Và chúng ta đã đạt được những thành công bước đầu từ công cuộc Đổi Mới.
Bên cạnh sự giúp đỡ quí báu đó, hơn 40 năm qua, Việt Nam đã thể hiện là một thành viên chủ động, tích cực. Việt Nam đã thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững, Kế hoạch thực hiện Đề án đổi mới, phát triển trợ giúp xã hội 2017-2025 và là nước đi đầu trong Sáng kiến “Thống nhất hành động”, Sáng kiến ứng phó với EL Nino của Liên hợp quốc.
Chúng ta nỗ lực bảo vệ, đề cao sự cần thiết tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế, đặc biệt là bình đẳng chủ quyền, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, không sử dụng hoặc đe doạ sử dụng vũ lực…
Việt Nam có nhiều đóng góp tích cực, chủ động trong lĩnh vực giải trừ quân bị và chống phổ biến, nhất là giải trừ vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt khác. Từ tháng 6/2014, Việt Nam đã bắt đầu cử lực lượng tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ và hiện đang tích cực hoàn tất công tác chuẩn bị để có thể sớm triển khai đóng góp thêm một Bệnh viện dã chiến cấp II.
Được tín nhiệm bầu vào Hội đồng Nhân quyền (nhiệm kỳ 2014-2016), chúng ta đã tham gia tích cực vào các nỗ lực thúc đẩy quyền con người trên thế giới, đã đề xuất và được thông qua Nghị quyết về tác động của biến đổi khí hậu với quyền trẻ em, đưa ra và tham gia nhiều sáng kiến như bảo vệ quyền lao động của người khuyết tật, bảo đảm môi trường làm việc an toàn cho người lao động trên biển, tăng cường giáo dục, phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em gái.
Trên cương vị Uỷ viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2008-2009, Việt Nam đã tham gia tích cực vào các nỗ lực ngăn ngừa khủng hoảng, gìn giữ hoà bình, có những đề xuất quan trọng về bảo vệ phụ nữ và trẻ em, thúc đẩy quyền con người trong xung đột và xây dựng hoà bình, hậu xung đột, cải tổ phương pháp làm việc của HĐBA... Hiện nay, chúng ta đang triển khai vận động ứng cử vào HĐBA nhiệm kỳ 2020-2021.
Tình hình thế giới hiện nay đang đặt ra những vấn đề rất mới đối với hoạt động của Việt Nam tại LHQ. Cùng với thành tựu về mọi mặt của đất nước, với đường lối đối ngoại nhất quán là hoà bình, độc lập, tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế và uy tín của mình trên thế giới. Bạn bè quốc tế tin tưởng và coi trọng tiếng nói của Việt Nam. Bên cạnh đó việc triển khai Chương trình nghị sự 2030 và các mục tiêu phát triển bền vững đòi hỏi không chỉ nguồn lực mà cả biện pháp thực hiện, sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các bộ, ngành, địa phương, giữa trong nước với bên ngoài, hội nhập quốc tế thực sự sâu rộng.
Chúng ta cần nhanh chóng, tích cực triển khai thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia, thực hiện Chương trình nghị sự 2030 để không bị bỏ lại.
TS Trần Việt Thái – Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược Ngoại giao.
Lan Anh ghi
Đại tướng Lê Đức Anh đã hoàn thành tốt nhiệm vụ quan trọng, cơ mật Sau năm 1975, bối cảnh lịch sử đã đặt lên vai Đại tướng thêm một trọng trách lớn lao: Thực thi sứ mệnh ngoại giao- một nhiệm vụ quan trọng và cơ mật. Và với phẩm chất, trí tuệ và bản lĩnh, ông đã cùng với Bộ Ngoại giao hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thăm dò và “mở đột phá khẩu” để tiến tới việc bình thường hóa quan hệ với Mỹ.
Tiến trình đấu tranh ngoại giao để Mỹ xóa bao vây cấm vận và thiết lập quan hệ hữu nghị với VN là một quá trình dài nhiều năm, trải qua ba nhiệm kỳ tổng thống của Mỹ (từ những năm cuối nhiệm kỳ của Reagan, sang nhiệm kỳ của George Bush (Bush bố), đến gần cuối nhiệm kỳ của Bin Clinton mới hoàn tất). Sau bước đột phá thành công bằng con đường khoa học, bước tiếp theo là ta tiến hành việc tạo thuận lợi cho phía Mỹ trở lại Việt Nam tìm những người Mỹ mất tích trong chiến tranh. Tìm hiểu Mỹ, Đại tướng Lê Đức Anh thấy rằng những người Mỹ bị mất tích khi tham chiến tại VN là một vấn đề rất nặng nề đối với Chính phủ Mỹ. Sau 4 lần viếng thăm và đối thoại với phía VN của tướng John Vessey, Mỹ đã nâng lên một mức cao hơn là cử Thượng nghị sỹ John Kerry, Ủy ban Đối ngoại Thượng nghị viện Hoa Kỳ trực tiếp làm Chủ tịch Ủy ban đặc biệt về vấn đề POM/MIA dẫn đầu đoàn sang VN. Ngày 18/11/1992, Đại tướng, Chủ tịch nước Lê Đức Anh tiếp đoàn Nghị sỹ Mỹ do ngài John Kerry dẫn đầu. Ngài John đã trao cho tướng Anh bức thư của Tổng thống George Bush, trong đó đánh giá cao sự hợp tác của Chính phủ và nhân dân VN trong thời gian qua, bày tỏ mong muốn hai bên đẩy mạnh hợp tác trong thời gian tới và cam kết Chính phủ Mỹ sẽ thúc đẩy tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa hai nước.
Đại tướng, Chủ tịch nước Lê Đức Anh khẳng định một lần nữa chính sách nhất quán của VN coi vấn đề người Mỹ mất tích là vấn đề thuần túy nhân đạo; VN sẽ tiếp tục và tích cực hợp tác với Hoa Kỳ để giải quyết sớm vấn đề này. Khi ngài John Kerry bày tỏ mong muốn được vào thăm Thành cổ Hà Nội (nơi đang là đại bản doanh của Bộ quốc phòng VN) và công trình ngầm dưới Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Lê Đức Anh đã chấp thuận và mời ngài John và Thượng nghị sỹ Bob Smith tới thăm và thị sát hai nơi này. Ngài John Kerry đã thật sự bị thuyết phục trước hành vi hết sức văn hóa, nhân văn của Chủ tịch nước Lê Đức Anh. Sau khi từ VN trở về Mỹ, ngài John Kerry tuyên bố: “Lộ trình bình thường hóa với VN mà Chính phủ Mỹ vạch ra không phải là một chính sách tốt”; Ông dứt khoát không đồng tình với việc gắn vấn đề Campuchia vào tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ. Đại tá Khuất Biên Hòa - Nguyên thư ký của Đại tướng Lê Đức Anh. |