Trước những búc xúc của dư luận trong thời gian qua có nhiều loại sữa khi mua về nhà bị bốc mùi chua, vón cục… nhưng khi phản ánh đến nhà sản xuất, tất cả đều nhận được lời giải thích là do khách hàng không biết cách bảo quản.
TIN BÀI KHÁC
Sữa thanh trùng đóng gói bằng tay
Phóng viên đã có cuộc trao đổi với PGS, TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội về nguyên nhân chính gây nên việc biến đổi sữa thanh trùng của các hãng sản xuất sữa.
PGS Thịnh cho biết đối với các loại sữa đóng túi giấy việc nhiễm khuẩn ít xảy ra hơn. Hiện nay các loại sữa bình dạng 900 ml đòi hỏi công nghệ đóng hộp khó. Thông thường, kỹ thuật làm sữa để chứa trong chai rất khó làm, chứa trong túi và nilon thì có máy chuyên dùng để đóng túi nhưng hiện nay việc đóng hộp ở Việt Nam vẫn chưa có máy chuyên dùng.
Có thể, khi đưa sữa vào sản xuất, sản phẩm sữa đã thanh trùng rồi nhưng khi dùng tay rót vào chai nhựa sữa đã bị nhiễm trùng. Trước kia, công nghệ sản xuất sữa này đã được công ty N. làm tốt vì có máy chuyên dùng, đóng chai trong điều kiện vô trùng nhưng hiện nay các công ty sữa đều chưa làm được sữa tươi thanh tiệt trùng 100%. Sữa rất dễ bắt vi khuẩn, khi lên men có vị chua, sau một thời gian sẽ có mùi thối.
Khi người tiêu dùng uống đó phải rất nguy hiểm, trong trường hợp trẻ con không biết ăn phải ở mức độ đầu có thể bị tiêu chảy. Thông thường, sữa đã bóc ra để trong tủ sẽ bị lên men lactic. Nhưng trong bình kín, sữa lên mem lactic người dùng không kiểm soát được nhiễm khuẩn và nhiễm thêm khuẩn gì. Không ai biết nên ăn vào dễ bị tiêu chảy. Sữa, thịt có chứa nhiều protein nên dễ nhiễm khuẩn.
Trong trường hợp đổ sữa ra thấy có vón cục người tiêu dùng không nên dùng các loại sữa đó. Đặc biệt, người tiêu dùng nên tẩy chay sản phẩm, không nên mua, không nên cố đấm ăn sôi mua rồi lại đổ đi và mang tức vào người.
Nguyên tắc của người sản xuất phải đảm bảo sản phẩm tươi ngon đến tay người tiêu dùng. Không có chuyện sản phẩm bị hỏng lại đổ lỗi do người tiêu dùng không biết bảo quản. Ai cũng biết sữa thanh trùng, tiệt trùng để trong điều kiện mát sẽ tốt hơn nhưng trong điều kiện người tiêu dùng không có điều kiện để mát sản phẩm thì người tiêu dùng không được pháp chọn mua sản phẩm đó hay sao. Nhà sản xuất phải sản xuất được sản phẩm đáp ứng đủ điều kiện của người tiêu dùng.
Trong trường hợp khác, nhà sản xuất phải có ghi rõ những thông số để người dân có thể biết cách tự bảo quản sản phẩm của mình. Ví dụ nhưng trong điều kiện nào sữa để được thời gian bao lâu.
Tiến sĩ Thịnh cho rằng, không có chuyện đổ lỗi cho người tiêu dùng, vì bản thân người tiêu dùng uống sản phẩm thì phải có quyền đòi hỏi sản phẩm vào đến miệng mình phải ngon.
Không có sữa siêu sạch?
Hiện nay ở Việt Nam chưa ai kiểm nghiệm có công nghệ sản xuất sữa siêu sạch, đó chỉ là quảng cáo đi quá sự thật. Bởi từ khâu nuôi bò đến khâu vắt sữa chưa ai đảm bảo vô trùng 100% nhất là trong điều kiện công nghiệp hiện nay bò được chăn nuôi bằng thức ăn công nghiệp nhiều.
Mặt khác, không một người chăn nuôi nào có thể nuôi bò bằng nước lã để đảm bảo vô trùng. Trong quá trình vắt sữa sữa bò cũng có thể nhiễm trùng, ngoài ra còn chưa kể đến các loại thuốc kháng sinh, hóa chất có trong con bò.
Nếu trong trường hợp người chăn nuôi đảm bảo con bò khỏe mạnh, vắt sữa trong điều kiện vô trùng thì mới khẳng định sản phẩm sữa siêu sạch.
PGS, TS Thịnh khẳng định nhiều nhà sản xuất nói rất quá, nào là vô trùng, siêu sạch… Hiện nay người ta đang lạm dụng quảng cáo, trong thực phẩm ăn uống thì lạm dụng từ siêu sạch.
(Theo giaoduc.net.vn)
TIN BÀI KHÁC
Sự thật về tin đồn Sacombank bị thâu tóm
Bản lĩnh đối mặt 'scandal' của đại gia Việt
Kinh hãi thịt ôi, cá ươn vào quán ăn
Chuyển sang trồng cây cảnh, cả làng sắm ôtô
Ngư dân kể chuyện kì dị ở Trường Sa
Ế ẩm, xe Honda được bán dưới giá đề xuất
Bản lĩnh đối mặt 'scandal' của đại gia Việt
Kinh hãi thịt ôi, cá ươn vào quán ăn
Chuyển sang trồng cây cảnh, cả làng sắm ôtô
Ngư dân kể chuyện kì dị ở Trường Sa
Ế ẩm, xe Honda được bán dưới giá đề xuất
Sữa thanh trùng đóng gói bằng tay
Phóng viên đã có cuộc trao đổi với PGS, TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội về nguyên nhân chính gây nên việc biến đổi sữa thanh trùng của các hãng sản xuất sữa.
PGS Thịnh cho biết đối với các loại sữa đóng túi giấy việc nhiễm khuẩn ít xảy ra hơn. Hiện nay các loại sữa bình dạng 900 ml đòi hỏi công nghệ đóng hộp khó. Thông thường, kỹ thuật làm sữa để chứa trong chai rất khó làm, chứa trong túi và nilon thì có máy chuyên dùng để đóng túi nhưng hiện nay việc đóng hộp ở Việt Nam vẫn chưa có máy chuyên dùng.
Có thể, khi đưa sữa vào sản xuất, sản phẩm sữa đã thanh trùng rồi nhưng khi dùng tay rót vào chai nhựa sữa đã bị nhiễm trùng. Trước kia, công nghệ sản xuất sữa này đã được công ty N. làm tốt vì có máy chuyên dùng, đóng chai trong điều kiện vô trùng nhưng hiện nay các công ty sữa đều chưa làm được sữa tươi thanh tiệt trùng 100%. Sữa rất dễ bắt vi khuẩn, khi lên men có vị chua, sau một thời gian sẽ có mùi thối.
Khi người tiêu dùng uống đó phải rất nguy hiểm, trong trường hợp trẻ con không biết ăn phải ở mức độ đầu có thể bị tiêu chảy. Thông thường, sữa đã bóc ra để trong tủ sẽ bị lên men lactic. Nhưng trong bình kín, sữa lên mem lactic người dùng không kiểm soát được nhiễm khuẩn và nhiễm thêm khuẩn gì. Không ai biết nên ăn vào dễ bị tiêu chảy. Sữa, thịt có chứa nhiều protein nên dễ nhiễm khuẩn.
Trong trường hợp đổ sữa ra thấy có vón cục người tiêu dùng không nên dùng các loại sữa đó. Đặc biệt, người tiêu dùng nên tẩy chay sản phẩm, không nên mua, không nên cố đấm ăn sôi mua rồi lại đổ đi và mang tức vào người.
Nguyên tắc của người sản xuất phải đảm bảo sản phẩm tươi ngon đến tay người tiêu dùng. Không có chuyện sản phẩm bị hỏng lại đổ lỗi do người tiêu dùng không biết bảo quản. Ai cũng biết sữa thanh trùng, tiệt trùng để trong điều kiện mát sẽ tốt hơn nhưng trong điều kiện người tiêu dùng không có điều kiện để mát sản phẩm thì người tiêu dùng không được pháp chọn mua sản phẩm đó hay sao. Nhà sản xuất phải sản xuất được sản phẩm đáp ứng đủ điều kiện của người tiêu dùng.
Trong trường hợp khác, nhà sản xuất phải có ghi rõ những thông số để người dân có thể biết cách tự bảo quản sản phẩm của mình. Ví dụ nhưng trong điều kiện nào sữa để được thời gian bao lâu.
Tiến sĩ Thịnh cho rằng, không có chuyện đổ lỗi cho người tiêu dùng, vì bản thân người tiêu dùng uống sản phẩm thì phải có quyền đòi hỏi sản phẩm vào đến miệng mình phải ngon.
Không có sữa siêu sạch?
Hiện nay ở Việt Nam chưa ai kiểm nghiệm có công nghệ sản xuất sữa siêu sạch, đó chỉ là quảng cáo đi quá sự thật. Bởi từ khâu nuôi bò đến khâu vắt sữa chưa ai đảm bảo vô trùng 100% nhất là trong điều kiện công nghiệp hiện nay bò được chăn nuôi bằng thức ăn công nghiệp nhiều.
Mặt khác, không một người chăn nuôi nào có thể nuôi bò bằng nước lã để đảm bảo vô trùng. Trong quá trình vắt sữa sữa bò cũng có thể nhiễm trùng, ngoài ra còn chưa kể đến các loại thuốc kháng sinh, hóa chất có trong con bò.
Nếu trong trường hợp người chăn nuôi đảm bảo con bò khỏe mạnh, vắt sữa trong điều kiện vô trùng thì mới khẳng định sản phẩm sữa siêu sạch.
PGS, TS Thịnh khẳng định nhiều nhà sản xuất nói rất quá, nào là vô trùng, siêu sạch… Hiện nay người ta đang lạm dụng quảng cáo, trong thực phẩm ăn uống thì lạm dụng từ siêu sạch.
(Theo giaoduc.net.vn)