Trong những năm gần đây, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã chọn đầu tư các công ty sản xuất linh kiện điện tử vào Việt Nam. Đặc biệt, các nhà máy sản xuất linh kiện điện tử thu hút vốn từ các nhà đầu tư Hàn Quốc.

Theo ghi nhận, nhà máy sản xuất linh kiện điện tử tại Việt Nam đang có tốc độ phát triển tốt. Nhờ thế phục vụ tốt cho quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng tại Việt Nam.

{keywords}
Dự án lớn nhất hiện nay là dự án xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện điện tử thuộc tập đoàn Samsung.


Riêng tập đoàn Samsung đã đầu tư tổng số vốn đầu tư tại Việt Nam là 11,2 tỷ USD. Sản phẩm chính của tập đoàn là điện thoại di động và các sản phẩm công nghệ cao. Đến nay, lĩnh vực này đã thu hút hơn 10 tỷ USD vốn FDI với các tên tuổi lớn như: Samsung, Foxconn, Intel, LG, Panasonic. Kéo theo đó là sự xuất hiện các doanh nghiệp cung ứng linh kiện và phụ kiện cho các sản phẩm điện tử như: điện thoại di động, TV. 

Ngoài ra, ngành sản xuất linh kiện điện tử và các nhà máy sản xuất linh kiện điện tử trong nước còn có "dấu chân" của "gã khổng lồ" Intel, LG, Canon, Panasonic. Các “gã khổng lồ” này đều đã xây dựng và đặt nhà máy sản xuất tại Việt Nam.

Cụ thể, LG "rót" nhiều nhất với vốn 1,5 tỷ USD. Tiếp theo là Intel đầu tư trên 1 tỷ USD, Cannon 306 triệu USD, Panasonic 250 triệu USD. Các mặt hàng chủ yếu gia công, lắp ráp sản phẩm dân dụng như TV, đầu karaoke, tủ lạnh. Các DN này hoạt động với hình thức nhập linh kiện, lắp ráp và cung ứng cho thị trường nội địa.

Không chỉ vậy, các ông lớn này còn có xu hướng mở rộng xưởng sản xuất trong thời gian tới.  Samsung sẽ mở rộng quy mô đầu tư từ 1,4 tỷ USD lên 2 tỷ USD đến năm 2020. Tập đoàn LG Electronics cũng mở một cơ sở sản xuất mới tại Hải Phòng. Hãng dự định chi 1,5 tỷ USD cho khu phức hợp đến năm 2028. Theo đó, số doanh nghiệp Hàn Quốc hoạt động tại thị trường Việt Nam sẽ tiếp tục tăng mạnh.

Hoàng Hiệp