Chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử toàn cầu đang được tiến hành. Hơn 7,32 tỷ liều vắc xin Covid-19 đã được tiêm ở 184 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tốc độ tiêm khoảng 34 triệu liều một ngày.

Trong đó, Việt Nam đã tiêm được 94 triệu liều, đứng trong nhóm 20 nước tiêm nhiều vắc xin nhất thế giới. Hơn 80% dân số từ 18 tuổi trở lên ở nước ta đã tiêm ít nhất 1 liều.

Các nước và khu vực đứng đầu gồm Trung Quốc (2,3 tỷ liều), Ấn Độ (1 tỷ), Mỹ (433 triệu liều), Brazil (279 triệu), Indonesia (207 triệu)…

{keywords}

Biểu đồ số mũi tiêm từ ngày 11/10 tới 9/11 của Việt Nam. Có thời điểm, nước ta tiêm được 2 triệu liều/ngày. Ảnh: Cổng Thông tin Tiêm chủng Covid-19

Việt Nam đứng thứ 6 trong nhóm các nước tiêm nhiều vắc xin nhất trong ngày. Theo đó, mỗi ngày, nước ta tiêm được 1,3 triệu liều vắc xin. Các nước có lượng vắc xin tiêm hằng ngày lớn hơn gồm Trung Quốc (8,4 triệu liều), Brazil (3,5 triệu), Ấn Độ (3,3 triệu), Indonesia (1,5 triệu), Turkmenistan (1,5 triệu).

Tính trung bình, các nước có tỷ lệ tiêm 95 mũi vắc xin cho 100 người nhưng việc phân phối không đồng đều. Các quốc gia có thu nhập cao nhất đang tiêm chủng nhanh gấp 10 lần so với những quốc gia có thu nhập thấp nhất.

Đại dịch của những người chưa tiêm vắc xin

Mặc dù các loại vắc xin có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa nhập viện và tử vong nhưng cần có một chiến dịch phối hợp để ngăn chặn đại dịch.

Các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm nhận định, việc tiêm vắc xin cho 70 đến 85% dân số Mỹ sẽ giúp cuộc sống ở nước này trở lại bình thường, nhưng có thể cần phải sử dụng thêm cả liều tăng cường.

Trên phạm vi toàn cầu, việc tiêm chủng còn gặp khó khăn. Một tin vui là nguồn vắc xin đang nhiều lên nhờ các loại vắc xin mới và tăng tốc sản xuất các loại vắc xin hiện có.

Hiện nay, mỗi ngày thế giới tiêm khoảng 34 triệu liều vắc xin, trong đó có 9 triệu người tiêm mũi 1. Với tốc độ này, phải thêm khoảng 6 tháng để 75% dân số được tiêm ít nhất một mũi.

{keywords}

Việt Nam có tốc độ tiêm vắc xin nhanh, lên tới 1,3 triệu liều/ngày. Ảnh: Trương Thanh Tùng

Israel là quốc gia đầu tiên chứng minh được rằng vắc xin đạt hiệu quả lớn trong cuộc chiến chống Covid-19. Quốc gia này dẫn đầu thế giới về tiêm chủng. Đến tháng 2, hơn 84% số người từ 70 tuổi trở lên đã tiêm đủ hai liều. Các ca nhiễm Covid-19 giảm nhanh chóng. Mô hình chủng ngừa và phục hồi tương tự lặp lại ở hàng chục quốc gia khác.

Thành công này đang bị đe dọa. Các chủng mới, dẫn đầu là biến thể Delta có khả năng lây truyền cao, đã gây ra các đợt bùng phát. Israel chứng kiến ​​sự gia tăng các bệnh nhân Covid-19 và họ đã kiểm soát bằng cách tiêm các mũi nhắc lại.

Trên toàn thế giới, những người không được tiêm chủng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bao giờ hết, khiến các quan chức y tế Mỹ đánh giá đây là “đại dịch của những người chưa được tiêm chủng”.

Theo dữ liệu mới nhất, biến thể Delta có thể khiến cả những người đã tiêm vắc xin nhiễm bệnh và lây cho người khác. Các loại vắc xin vẫn có hiệu quả trong việc giảm thiểu số ca nhập viện và tử vong.

 >>> Cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất

An Yên (Theo Bloomberg)

Bộ trưởng Bộ Y tế: ‘Vắc xin Covid-19 Việt Nam phải đảm bảo an toàn tối đa’

Bộ trưởng Bộ Y tế: ‘Vắc xin Covid-19 Việt Nam phải đảm bảo an toàn tối đa’

Trả lời chất vấn Quốc hội sáng nay, ông Nguyễn Thanh Long đã chia sẻ về tiến trình sản xuất vắc xin phòng chống Covid-19 của Việt Nam.