Hãng phân tích thị trường Chainalysis vừa công bố bảng xếp hạng chỉ số chấp nhận tiền điện tử toàn cầu 2022. Đây là năm thứ ba liên tiếp công ty đưa ra bảng xếp hạng này và cũng là năm thứ hai Việt Nam đứng đầu bảng.

{keywords}
(Ảnh: Chainalysis)

Chainalysis không xếp hạng dựa trên khối lượng giao dịch tiền mã hóa mà đo lường nơi mọi người chi tỉ lệ tài sản lớn nhất vào tiền mã hóa. Họ cũng muốn nhấn mạnh đến các quốc gia nơi các nhà đầu tư nhỏ lẻ, không chuyên đón nhận tài sản kỹ thuật số nhất.

Bảng xếp hạng bao gồm 5 chỉ số phụ, mỗi chỉ số dựa trên lượng sử dụng các loại dịch vụ tiền mã hóa khác nhau. Tổng cộng có 146 nước được xếp hạng. 5 chỉ số phụ bao gồm giá trị dịch vụ tập trung nhận được, giá trị dịch vụ tập trung bán lẻ nhận được, khối lượng giao dịch trao đổi ngang hàng (p2p), giá trị DeFi nhận được và giá trị DeFi bán lẻ nhận được.

Việt Nam được chấm điểm tuyệt đối (1/1) và đứng thứ nhất, tiếp sau đó là Philippines (0,753 điểm), Ukraine (0,694 điểm), Ấn Độ (0,663 điểm) và Mỹ (0,653 điểm).

Dữ liệu của Chainalysis cho thấy, tỉ lệ chấp nhận tiền điện tử trên toàn cầu có giảm tốc trong thị trường “gấu” song vẫn duy trì ở mức cao. Nhiều người vẫn dành một phần tài sản đáng kể để đầu tư vào thị trường tài sản điện tử. Những người nắm giữ tiền số trong dài hạn tiếp tục nắm giữ trong thị trường “gấu” với tâm thế “chưa bán là chưa lỗ”. Dữ liệu trên chuỗi chỉ ra họ vẫn lạc quan rằng thị trường sẽ phục hồi.

Một xu hướng nhìn thấy từ báo cáo là các thị trường mới nổi đang thống trị bảng xếp hạng. Người dùng tại các nước thu nhập thấp thường dùng tiền mã hóa để gửi kiều hối, tiết kiệm và phục vụ các nhu cầu tài chính khác.

Du Lam (Theo Chainalysis)

Tiền điện tử Campuchia phục vụ những người yếu thế

Tiền điện tử Campuchia phục vụ những người yếu thế

Khi ngân hàng trung ương Campuchia thí điểm hệ thống thanh toán kỹ thuật số Bakong vào tháng 7/2019, mục đích của họ là cải thiện tài chính toàn diện (financial inclusion) và kích thích sử dụng nội tệ so với đồng USD. Sau đó, Covid-19 ập đến.