Đây là một trong những bảng xếp hạng đại học "có chất lượng". Bảng xếp hạng này sử dụng 13 tiêu chí đánh giá, tương tự như bộ tiêu chí khi xếp hạng các trường ĐH tốt nhất thế giới, đã được hiệu chuẩn lại để phản ánh các thuộc tính của các tổ chức châu Á.
Các trường đại học được đánh giá trên các nhiệm vụ cốt lõi - giảng dạy, nghiên cứu, chuyển giao kiến thức và triển vọng quốc tế.
Một số quốc gia như Bangladesh, Indonesia, Jordan, Oman, Pakistan và Qatar lần đầu xuất hiện trong lịch sử 4 năm của bảng xếp hạng.
ĐH Quốc gia Singapore (NUS) ở vị trí đầu tiên, trong khi "láng giềng" Nanyang Technological University (NTU) ở vị trí thứ hai - cùng với Đại học Bắc Kinh của Trung Quốc.
So với "chính mình", các trường của Singapore cũng không ngừng nỗ lực. NUS đã tăng 14 điểm trong bảng này kể từ năm 2012 để đạt được vị trí thứ 26 năm ngoái, trong khi NTU đã tăng 119 điểm kể từ năm 2011 đến vị trí 55.
Trung Quốc và Nhật Bản, mỗi quốc gia chiếm đến gần 1/5 trong bảng tổng sắp, với con số 39 trường của mỗi nước.
Trung Quốc có lợi thế hơn với 22 trường đại học ở top 100, trong đó có 2 trường lọt top 10. Còn Nhật Bản chỉ có 14 trong nửa trên của bảng; ĐH Tokyo ở vị trí thứ bảy - đã mất vị trí dẫn đầu.
Gerard Postiglione, GS ĐH Hồng Kông, nói rằng chiến lược "cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu" và hỗ trợ tài chính hào phóng cho nghiên cứu là hai lý do tại sao Singapore " tỏa sáng "trong bảng xếp hạng. Sự hợp tác với các trường đại học đẳng cấp thế giới bên ngoài châu Á - chẳng hạn như Yale-NUS cao đẳng nghệ thuật tự do - đã giúp các trường đại học của Singapore hưởng lợi.
"Singapore cũng có một hệ thống trường học chất lượng cao, chính sách nhập cư có thể mang lại những người tài năng," ông nói thêm.
Hồng Kông có 6 đại diện, tất cả nằm trong top 45, trong khi Hàn Quốc và Đài Loan là những nước có nhiều đại diện sau Trung Quốc và Nhật Bản, với 24 tổ chức ở mỗi nước.
Tony Chan, Chủ tịch ĐH Khoa học và Công nghệ Hồng Kông (HKUST) - trường ở vị trí thứ 6 - cho rằng thành công của đặc khu này là một phần của một "câu chuyện rộng lớn hơn về sự trỗi dậy của Đông Á trong vài thập kỷ qua".
Tony Chan, Chủ tịch ĐH Khoa học và Công nghệ Hồng Kông (HKUST) - trường ở vị trí thứ 6 - cho rằng thành công của đặc khu này là một phần của một "câu chuyện rộng lớn hơn về sự trỗi dậy của Đông Á trong vài thập kỷ qua".
Ngoài Singapore, sự hiện diện của các trường ĐH trong khối ASEAN cụ thể như sau: Thái Lan (7), Malaysia (4), Indonesia (1).
"Bảng xếp hạng châu Á" này của THE sử dụng cùng 13 chỉ số hoạt động như các bảng xếp hạng đại học thế giới, nhưng đã được hiệu chuẩn lại để phản ánh các thuộc tính của hệ thống giáo dục đại học của châu Á.
Top 10 bảng xếp hạng
ChâuÁ | Thế giới | Đại học | Quốc gia |
1 | 26 | National University of Singapore | Singapore |
=2 | 55 | Nanyang Technological University | Singapore |
=2 | 42 | Peking University | China |
4 | =44 | University of Hong Kong | Hong Kong |
5 | =47 | Tsinghua University | China |
6 | 59 | Hong Kong University of Science and Technology | Hong Kong |
7 | 43 | University of Tokyo | Japan |
8 | 116 | Pohang University of Science and Technology | South Korea |
9 | 85 | Seoul National University | South Korea |
10 | 148 | Korea Advanced Institute of Science and Technology (KAIST) | South Korea |
- Song Nguyên