- Một bạn đọc đã gửi Bản hiến kế giảm tai nạn giao thông, chúng tôi xét thấy có nhiều yếu tố hợp lý, xin trân trọng giới thiệu.
Giảm tai nạn giao thông, đây là câu trả lời rất khó không phải chỉ CSGT, Thanh tra GT làm được mà phải là toàn dân, một cuộc chiến tranh thật sự của toàn dân trong thời gian có thể kéo dài, thường xuyên, liên tục.
Hãy thử cùng nhau giải bài toán ngược lại là chi 2 tỷ USD cho 1 năm để không 1 ai bị chết do tai nạn trong 10 năm.
Hạ tầng cơ sở
Ví dụ cho tính hiệu quả: Lòng đường và vỉa hè được ngăn 1 tấm bê tông xe đạp, xe máy rất khó lên xuống. Nhà thì làm tấm sắt, nhà thì đổ bê tông lại mỗi nhà mất khoảng 100.000đ với 1 triệu hộ thành mất 100 tỷ. Vừa xấu, mất thời gian mà không có lối thoát hiểm lên vỉa hè khi gặp nguy hiểm.
Chúng ta không thể có tất cả các con đường như mong muốn vì vậy hãy sử dụng những gì đã có và tìm cách để nó có thể tốt hơn. Ưu tiên hàng đầu là LÒNG ĐƯỜNG. Những ai đổ vật liệu xây dựng, đỗ xe bán hàng … cần dẹp bỏ ngay. Nếu chúng ta muốn làm cả vỉa hè cho đẹp thì rất khó và rất mất thời gian. Lòng đường phải sạch vì có cát sỏi rất nguy hiểm.
Nên xây dựng những điểm tư vấn chỉ dẫn ở những khu vực đông dân cư hoặc giao thông phức tạp và nguy hiểm để hướng dẫn người dân. Các con đường phải được trang bị những hướng dẫn, biển báo DỄ HIỂU, được lặp lại nhiều lần để dễ nhìn thấy, được ăn sâu vào đầu, vào thói quen khi tham gia giao thông. 80% người có bằng nhưng thiếu hiểu biết bây giờ được hỏi về làn xe, tốc độ, quy định khi dừng đỗ, rẽ trái, rẽ phải, quay đầu dùng đèn ban đêm, khi gặp các biển báo hoặc khi gặp nguy hiểm… đều không trả lời đúng 100%. Trong khi tỷ lệ có bằng/dân số thì đâu có cao trong khi chỉ cần 1 lần bất cẩn là đã nguy hiểm đến tính mạng của họ và của người cùng tham gia giao thông. Ưu tiên biển báo cho xe máy trước. Ví dụ mọi xe máy sẽ nhìn thấy nhiều lần biển hạn chế tốc độ và phần đường trong và ngoài khu đông dân cư.
Hiện trường vụ TNGT tại Khánh Hòa khiến 7 người thiệt mạng hôm 7/6 |
Chất lượng của phương tiện
Chỉ duy nhất 1 cơ quan đăng kiểm là xác định được phương tiện đủ tiêu chuẩn hay không. Ở đây luôn quá tải và nhiều phiền phức, nhũng nhiễu. Vậy thay vì máy móc bắt buộc các phương tiện 3 hay 6 tháng, hay 12, 18 và 24 tháng phải đi đăng kiểm thì nên thêm 1 hoặc 3 tháng, thậm chí 6 tháng hay 1 năm miễn là người sử dụng phương tiện đảm bảo 100% và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Nhiều xe con vài tỷ đồng đi loanh quanh trong nội thành 4,000-5,000km/năm cũng phải đi đăng kiểm cùng quy định về thời gian với những xe tải thường xuyên chở quá tải trên những cung đường rất xấu và chạy 24/24h là chưa phù hợp. Thực tế những xe khách, xe con chở quá số người quy định chưa chắc đã gây tai nạn, thậm chí xe tải được chở người vẫn an toàn như thời chiến tranh, như 1 số nước trong khu vực (Thái lan, Ấn độ…) không phải là phương án tồi miễn là vẫn an toàn. Điều này hoàn toàn phù hợp với mong mỏi của đa số người dân và đặc biệt quý giá trong dịp lễ tết. Hàng triệu người sẵn sàng ngồi trên thùng xe tải chịu mưa, chịu nắng, chịu nguy hiểm để được đoàn viên với gia đình mình. Người đứng, ngồi, nằm trên thùng xe tải được tự do còn hơn là nhồi nhét trong xe khách chen chúc, gầm ghè, tranh giành nhau. Những xe tải chở người chỉ được phép chạy dưới 50km/h.
Lực lượng chức năng
Không ai muốn vi phạm! Có thể do trình độ hiểu biết, kỹ năng lái xe hay do ức chế với bất công khi tham gia giao thông… Người dân rất muốn được giúp đỡ nhưng mấy người bây giờ dám dừng lại để hỏi. Những bất công trên đường như xe chở vật liệu xây dựng quá tải, làm rơi vãi phóng nhanh, còi ing ỏi, những xe khách đánh võng, chèn ép nhau tranh khách (Không hề sợ vì có thể làm luật)… phải chấm dứt. Chỉ cần đi ngay phía sau quay phim bằng điện thoại có hình ảnh đồng hồ đo tốc độ là đủ chứng cứ.
Khi lực lượng này là chỗ dựa thì người tham gia giao thông sẽ không vi phạm nữa. Phạt là cái gì đó rất nặng nề với người vô tình hay không hiểu biết. Người Việt là anh dũng, hiên ngang, tự do tự tại không chịu khuất phục khó khăn hay thất bại, sẵn sàng hy sinh quyền lợi, tính mạng vì người khác. Bị phạt là vô cùng nặng nề trong cả tháng, cả năm. Có thể tính răn đe cao sẽ nâng ý thức khi tham gia giao thông nhưng cũng như cái hàng rào ở sân vận động đấy có thể không phải là phương án tối ưu. Ví dụ 1 bác 55 tuổi có bằng lái xe môtô từ cây đa Tân trào đi ô tô về Hà Nội chơi muốn mượn xe máy đi ngắm Hà Nội nơi cha, ông người này mơ ước được giải phóng khỏi thực dân Pháp, ra đường vi phạm giao thông bắt và giữ giấy tờ 7 ngày hay 1 tháng lại phải đi xuống Hà Nội lấy giấy tờ. Bức xúc, sợ hãi, ân hận, ám ảnh… dẫn đến không dám xuống, xuống không dám tự đi. Bị phạt gấp đôi ở Tân trào và bằng với những người được thường xuyên ở Hà Nội và được chỉ dẫn cụ thể bởi người khác. Cái hại có thể 10 hoặc 20 năm sau mới thấy được.
Tất nhiên có thể chấp nhận 1 số nhỏ trường hợp có kim bài miễn tử (khi vi phạm 100% không bị phạt vì nhờ vả được ai đó. Nhưng những người này lại dễ thuyết phục không vi phạm giao thông hơn bất cứ ai. Còn các trường hợp khác nên mang tính giáo dục thì tốt hơn. Nguyễn Trãi chẳng nói: Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo. Dân phục, dân yêu thì không ai vi phạm
Người tham gia giao thông
Kỹ năng của người dân cần được nâng lên và được đầu tư từ lớp học nhỏ tuổi nhất và phải phù hợp với lứa tuổi. Các cháu 15-16 tuổi cần được đào tạo để lấy bằng để 17-18 tuổi là có thể được đi xe máy.
Xe ô tô con đang chạy 80km/80km quy định đúng làn đường nhưng 1 xe khách 50 chỗ đang chạy 120/80km cú rú còi inh ỏi đòi vượt thì xe con có giảm về 60km để sang làn xe khách hay không??? Rất khó
Thực tế có nhiều tình huống bức xúc và khó xử lý hơn nhiều. Nếu chiến sĩ giao thông đến với nông thôn nơi chiếm nhiều tai nạn nhất kể các câu chuyện giao thông hàng tối, hàng tuần, hàng tháng thì tốt biết mấy.
Các cơ quan đoàn thể, tổ chức, nhà máy doanh nghiệp, trường học… khi hết giờ phải có người đứng ở cổng nhắc nhở mọi người tự giác, nếu có vi phạm người đứng đầu sẽ chịu trách nhiệm. Đặc biệt các trường học có các thầy cô, đội cờ đỏ giám sát các em 1-5km đầu tiên khi ra khỏi trường để tránh đi sai phần đường và không đi thành 3 hàng song song.
Vỉa hè
Vỉa hè rất nhiều nơi thoáng và rộng của những gia đình, cơ quan… không kinh doanh hoặc kinh doanh không 24/24h. Đây là chỗ đỗ xe lý tưởng (thậm chí đỗ chéo xe để vẫn đi bộ được). Những gia đình sẽ sẵn sàng vì cộng đồng mà treo thông báo cho phép đỗ xe vào lúc phù hợp.
Sử dụng vỉa hè có thể không đẹp nhưng vẫn đi bộ được và đạt được mục đích lớn nhất là an toàn. Biển thông báo nhỏ gọn cho phép đỗ xe của các gia đình sẽ do các công ty cung cấp miễn phí và họ được quảng cáo trên đó. Người Hà Nội, HCM…đều có tấm lòng nhân hậu không ai hẹp hòi gì khi có chiếc xe đỗ gây trước cửa nhà cả.
Truyền thông
Tất cả các kênh truyền hình, truyền thanh, mạng internet, mạng di động… vào 5h-5h08 và sau đó cứ 2h/lần đều đồng loạt đưa tin, bài, truyền hình trực tiếp, gửi thông điệp trong 8 phút… về giao thông, hướng dẫn luật, đưa tin người tốt. Người xem bắt buộc phải xem về giao thông và được ngấm vào trong tim mỗi người khi tham gia giao thông. Đường dây nóng cần được lập ngay để hỗ trợ giao thông miễn phí. Khi gọi các thuê bao phải có thao tác đơn giản nhất như 222 chứ không cần phải bấm mã tỉnh như 0650222, 0281222 rất bất tiện vì vừa khó vừa không biết mã tỉnh. Không sử dụng tổng đài trả lời tự động. Mỗi xã, phường đều có người trực 24/24 để hỗ trợ từ cung cấp thông tin người vá xăm lốp có uy tín, không lừa lọc, không chặt chém đến những trường hợp khó hơn như lũ lụt. Những ai đã ăn bát mì tôm không người lái 50.000đ mới thấm thía được giá trị khi có người giúp đỡ. Không phải vì họ tiếc 50.000 hay vài ba trăm ngàn mà họ thấy bị cô độc, bị bóc lột mà không nơi nương tựa.
Người dân cần có nhiều đường dây nóng để được gọi, thậm chí nhắn tin (alô trên xe khách có thể bị trả thù) miễn phí để họ được hỗ trợ khi khó khăn hay khi họ phát hiện thấy vi phạm. Những cuộc gọi/tin nhắn này các mạng di động cung cấp rất dễ dàng và họ được thưởng lớn bằng hoặc hơn mức phạt với người cố tình vi phạm và được trả vào cước gọi hoặc được rút tiền mặt ở bưu điện. Nếu mọi người dân là tai mắt, là nhân chứng thì số lượng vi phạm sẽ hết.
(Còn nữa...)
Trần Minh Đức
Phố Chờ, Trung Nghĩa, Yên Phong, Bắc Ninh