-Nhiều bạn đọc đã gửi ý kiến phản hồi về Báo VietNamNet, thể hiện quan điểm của mình sau khi đọc bài: Rượu bia ngoại sẽ ồ ạt chảy vào Việt Nam?

Sẽ phạt tù nếu lên facebook 'nói xấu' người khác?


{keywords}
Đồ uống ngoại (ảnh minh họa)

Bạn Lê Việt Tuấn cho rằng: Những phân tích hết sức sâu sắc của tác giả bài báo cần được các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất - kinh doanh rượu bia- nước giải khát quan tâm nhiều hơn nữa. Bởi vì nó quá đúng!

Đa phần ý kiến của bạn đọc đều bày tỏ mong muốn Việt Nam gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Email tranvanhung38@gmail.com viết: Nên mở cửa để người dân dược hưởng những dich vụ tốt và hàng hóa sẽ rẻ hơn. Cơ chế cạnh tranh sẽ thúc đẩy cho doanh nghiệp giỏi hơn và minh bạch hơn. Góc nhìn của bạn Trần Anh: Có thử thách thì mới lớn lên được, đó là bài học. Hàng mấy chục năm bao cấp sản phẩm không thay đổi gì, nhưng sang đến thời thị trường là đã nhúc nhắc, nay tiếp đến mở cửa tự do cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ phải thích ứng thôi.

Bạn Nhất Tâm bày tỏ: Mình ủng hộ tham gia Hiệp định này, buộc các doanh Việt Nam nâng cao chất lượng, giá thành cạnh tranh, để không lo người khác lấy mất thị trường! Nỗi mong mỏi của

Quang Lê: Cầu cho Việt Nam được vào Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cho người dân đỡ khổ! Phương Thanh tán đồng: Mong cho dân ta được ăn uống những thứ tốt nhất. Xơi đồ dởm hoài hèn chi bệnh viện không có chỗ nằm, còn bảo hiểm thì kêu cạn quỹ. Thật khổ!

Còn Quang Thái tỏ ra sốt ruột: Xin hỏi đến khi nào thì Việt Nam tham gia TPP?

Email phong181@gmail.com biểu lộ sự đồng tình với các ý kiến trên “Nên mở cửa đi thôi”,

sau khi phân tích: Miễn sao nhân dân thêm được việc làm, nhà nước thu thêm được thuế. Thử đánh giá xem một năm với bao tài sản được nhà nước giao, hai ‘ông lớn’ HABECO và SABECO nộp ngân sách được bao nhiêu tiền thuế? Lợi nhuận thì chia cho các cổ đông, mà cổ đông lớn lại toàn nước ngoài.

“Tôi rất hoan nghênh các Công ty bia - rượu ngoại vào Việt Nam làm ăn. Có như thế giá bia mới giảm cho người tiêu dùng nhờ. Theo tôi nghĩ lãi trong kinh doanh bia là quá ‘khủng’, mà giá bán thì quá cao”, email uongbianhieu@gmail.com viết.

Bạn Danny Nguyên dẫn những câu chuyện cụ thể: Tôi có vài người bạn nhập khẩu và kinh doanh rượu Vang các nước. Có một thực tế thế này, thuế nhập khẩu và tiêu thụ đặc biệt cho ngành Bia và Rượu ở Việt Nam hiện rất cao (tổng cộng thuế khoảng gần 110% cho rượu vang và cao hơn thế đối với rượu mạnh). Thế thì hỏi tại sao Việt Nam không mất rất nhiều lực lượng cho việc chống hàng lậu? Vì thuế quá cao hàng lậu mới có đất sống và Nhà nước thì thất thu thuế rất lớn. Theo tôi tổng thuế xuất xuống khoảng 25 - 30% thì Việt Nam thu đủ thuế vì hàng lậu không thể sống được mà doanh nghiệp cũng an tâm nhập khẩu và kinh doanh. Còn nữa, vừa rồi tôi có dịp đi Mỹ, một chai vang Chile cùng loại tôi mua ở Việt Nam vào khoảng 500k thì ở Mỹ chỉ vào khoảng 11USD. Hỏi ra tôi mới biết thuế xuất ở Mỹ rất thấp, mà thu nhập ở Mỹ so với Việt Nam thì ai cũng biết rồi. Thế mới thấy Việt Nam thu nhập thì thấp nhưng mua hàng toàn phải trả gấp đôi, gấp 3 lần các nước phát triển! Bạn Hứa Tôn Lân phụ họa: Là người tiêu dùng, tôi chỉ quan tâm đến sản phẩm đạt chất lượng mà giá rẻ thôi!

Thế nhưng, ý kiến bạn Nguyễn Doãn Sâm lại khác: Người Việt đang quá lạm dụng loại đồ uống này. Không nên giảm thuế đối với bia, rượu, nước giải khát, nhất là bia, rượu.

“Bia ở Việt Nam càng ngày càng dở. Nên mở của để tránh cho người tiêu dùng phải dùng hàng kém chất lượng, hàng dởm. Doanh nghiệp Việt Nam muốn cạnh tranh phải xem lai. Nếu chất lượng kém thì cạnh tranh không nổi, nếu sản phẩm đạt chất lượng thì người Việt sẽ luôn luôn dùng hàng Việt thôi”. Đó là ý kiến của email hoang_phong810@yahoo.com. Nhìn nhận của bạn

Yêu Việt cũng tương tự: Nếu các doanh nghiệp của chúng ta không thay đổi, thì vài ba năm nữa khó mà đứng vững!

Ý kiến bạn Ngọc Long theo cách “thỉnh tướng không bằng khích tướng”: Tại sao các ông lớn rượu bia của mình lại phải sợ họ trong khi giá thành của mình thấp hơn hoặc bằng họ cơ mà? Hay từ trước tới giờ chất lượng kém, giá cao, kiếm được nhiều nên giờ thấy họ vào cạnh tranh là sợ? Sao cứ nói tới cạnh tranh là chúng ta lại sợ sệt vậy, các ông?

Ban Bạn đọc