Suốt 3 tháng nay, cả gia đình anh Trần Văn Cường chỉ luẩn quẩn trong căn phòng trọ rộng chừng 15m2. Mỗi ngày, anh đều cầu mong dịch Covid-19 sớm qua để có thể đi làm mưu sinh.

Cũng đã 10 năm, vợ chồng anh Cường rời miền quê nghèo ở Thanh Hóa để vào TP.HCM đi làm mướn. Không được học hành nhiều, thứ duy nhất anh Cường dựa vào là sức trẻ để đi làm phụ hồ, còn vợ anh làm công việc thời vụ.

{keywords}
Qua song cửa sắt, con gái anh Cường hiếu kỳ nhìn đoàn từ thiện đi tặng quà trong xóm trọ.

Thu nhập khoảng 12-13 triệu đồng của cả 2 vợ chồng anh chỉ vừa đủ để mướn trọ và nuôi 2 con nhỏ. Thỉnh thoảng mới dư được chút ít. Bởi vậy, khi dịch bệnh không may ập đến, vợ chồng anh phải cố gắng cầm cự.

“Chỉ thương những đứa nhỏ chưa hiểu chuyện gì đang xảy ra. Chúng thường thắc mắc vì sao không được ra ngoài chơi nữa, và vì sao những bữa cơm càng ngày càng chán ngắt”, anh buồn bã.

Các con nhà anh vừa khai giảng năm học mới. Năm nay cô bé lên lớp 4, còn con trai út đang học mầm non. Nói đến tiền học, anh thở dài. Đã 3 tháng nay thất nghiệp, nhưng tháng nào cũng phải đóng hơn 2 triệu tiền ở trọ, gia đình chẳng còn đồng nào, cũng chưa biết sẽ ra sao.

“Mấy ngày nay, 2 đứa nhỏ nói thèm thịt, nhưng chúng tôi cũng đành chịu. Giờ chỉ mong có cái ăn đã mừng rồi”, anh Cường chia sẻ.

Cùng dãy trọ với gia đình anh là gia đình chị Hoàng Thị Hường, người Hà Nam, 1 trong số 3 phòng trong dãy trọ đã nhận được hỗ trợ 1,5 triệu đồng. Chị Hường là lao động tự do, còn chồng chị bán hàng rong ngoài vỉa hè.

{keywords}
Hai con gái đang chuẩn bị lên lớp 5 và lớp 2 của chị Hường.

Gần trưa, khi đoàn từ thiện tới trao quà đột xuất, thời tiết nắng nóng nhưng 2 con gái của chị vẫn đang ngồi ngoan ngoãn học bài. Cô chị năm nay vào lớp 5, e dè trước người lạ, còn bé gái nhỏ chuẩn bị lên lớp 2 lại tò mò quan sát.

Trên tường, vài tấm giấy khen được dán cẩn thận. Chị Hường chia sẻ, vì thu nhập của gia đình bấp bênh nên không có tiền cho các con đi học thêm như các bạn cùng lớp. Ở nhà, chị tự dạy các con học, may mắn các bé đều chăm ngoan, học giỏi.

Mùa dịch Covid, những đứa trẻ ngày nào cũng than tù túng, muốn được chạy nhảy, nô đùa như những ngày trước đó. Thế nhưng, dịch Covid-19 đợt này quá nghiêm trọng, chị Hường buộc phải nghiêm khắc với các con để đảm bảo an toàn.

Theo chân đoàn từ thiện vào dãy trọ kế bên, cách đó vài chục mét, một cậu bé khoảng 3 tuổi, nhỏ thó, gầy gò đang cùng cha đứng chờ. Đôi mắt con ráo hoảnh, ngơ ngác, thấy người lạ chào, con thẹn thùng trốn sau người cha. Thế nhưng, khi nhìn thấy phần quà có hộp sữa nhỏ, con lại háo hức mong đợi.

{keywords}
Cậu bé ngây ngô đứng nhìn món quà của đoàn từ thiện.

Vợ chồng anh Tâm là lao động tự do, cũng đã thất nghiệp 3 tháng, không có một đồng thu nhập. Phải cố gắng nhín bụng cho qua ngày, chẳng thể mua sữa cho con.

Mùa dịch Covid-19, những đứa trẻ kém may mắn khi phải cùng cha mẹ trải qua ngày tháng lạ lẫm. Những lao động nhập cư vốn tìm đến thành phố mong thoát khỏi cảnh nghèo khó, giờ đây đang chật vật tìm cách vẫy vùng để thoát ra.

Mong muốn được chung tay cùng cả nước chiến đấu với đại dịch, Báo VietNamNet tiếp tục chương trình Tiếp sức đẩy lùi đại dịch cùng VietNamNet.

Chương trình nhằm mục tiêu hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm cần thiết cho người nghèo, lao động tự do, người thất nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, các trung tâm bảo trợ xã hội, mái ấm tình thương…, những nơi chưa tiếp cận được gói cứu trợ.

Bên cạnh đó, chương trình cũng hướng tới hỗ trợ trang thiết bị y tế đến các bệnh viện, các trung tâm cách ly, trung tâm y tế, lực lượng y, bác sĩ. Đồng thời cũng chung tay góp phần đảm bảo lương thực thực phẩm để người dân nghèo an tâm thực hiện giãn cách xã hội, đảm bảo trang thiết bị y tế cho đội ngũ tuyến đầu chống dịch, đồng lòng cùng chống dịch Covid-19.
Báo VietNamNet sẽ phối hợp cùng chính quyền địa phương, các tổ chức từ thiện uy tín để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. 

Bạn đọc đang gặp khó khăn; các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp muốn tham gia chương trình tiếp sức, xin liên hệ với toà soạn theo cách sau:

Gọi đến tổng đài 19001081 (8h-20h mỗi ngày), hoặc gửi thông tin hoàn cảnh đến email: banbandoc@vietnamnet.vn để đăng ký. 

Báo VietNamNet sẽ phối hợp cùng chính quyền địa phương xác nhận và tìm phương án hỗ trợ phù hợp nhất.

Với vai trò là cầu nối, Báo VietNamNet rất mong Quý bạn đọc hảo tâm, các Doanh nghiệp, Tổ chức sẽ cùng đồng hành với chương trình và san sẻ tình thương với đồng bào.

Khánh Hòa

Quý nhà hảo tâm có thể ủng hộ theo 2 hình thức: Chuyển tiền qua tài khoản của Báo
VietNamNet và ủng hộ hiện vật là lương thực, nhu yếu phẩm, máy móc, trang thiết bị y tế.
NỘI DUNG CHUYỂN KHOẢN “Ủng hộ MS 2021.Covid19”
- Tại Việt Nam: Tài khoản Báo Vietnamnet
STK: 0011002643148 - Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam.
STK: 114000161718 - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Từ nước ngoài: Bank account VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - SWIFT code: BFTVVNV X
CHUYỂN TIỀN TỪ NƯỚC NGOÀI
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
Swift code: ICBVVNVX126
Liên hệ Toà soạn báo VietNamNet theo địa chỉ:
- Hà Nội: Tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- TP.HCM: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM.
Bé trai 5 tháng tuổi cần giúp đỡ để ghép gan gấp, cứu nguy tính mạng

Bé trai 5 tháng tuổi cần giúp đỡ để ghép gan gấp, cứu nguy tính mạng

Bị bệnh teo túi mật khi mới 4 tháng tuổi, Thịnh phải đối mặt với nhiều nguy cơ do biến chứng. Hy vọng giành lấy sự sống của con hết sức mong manh khi kinh tế gia đình đã hoàn toàn cạn kiệt.