AI phát hiện 50 hành tinh mới từ dữ liệu cũ của NASA
 

Các nhà thiên văn học và khoa học máy tính Đại học Warwick (Anh) xây dựng thuật toán máy học để đào sâu vào dữ liệu cũ về hàng ngàn hành tinh tiềm năng của NASA. Những ứng cử viên này không phải lúc nào cũng là hành tinh thật sự. Khi tìm kiếm ngoại hành tinh (hành tinh ngoài hệ mặt trời), nhà khoa học thường tìm kiếm sự sụt giảm độ sáng của vật thể bí ẩn, dấu hiệu cho thấy có gì đó đi ngang phía trước ngôi sao. Tuy nhiên, các điểm sáng cũng có thể tạo ra bởi các yếu tố khác như can thiệp trong hậu cảnh hay sai sót của camera.

Ngày nay, công nghệ AI mới có thể chỉ ra sự khác biệt đó. Nhóm nghiên cứu đã đào tạo thuật toán bằng cách cho nó xem xét các dữ liệu được kính viễn vọng Kepler Space Telescope của NASA thu thập được trong 9 năm trên không gian ngoài thiên hà. Một khi thuật toán học được cách phân biệt chính xác hành tinh thật sự với hành tinh giả, nó sẽ được dùng để phân tích bộ dữ liệu cũ chưa từng được xác nhận. Đây chính là nơi họ tìm thấy 50 ngoại hành tinh.

50 ngoại hành tinh, vốn có quỹ đạo xoay quanh các ngôi sao khác, có kích thước từ lớn như sao Hải Vương đến nhỏ hơn Trái đất. Một số quỹ đạo của chúng lên tới 200 ngày và một số chỉ kéo dài vài ngày. Khi các nhà thiên văn học biết được chúng là hành tinh thật, họ sẽ ưu tiên để quan sát kỹ hơn.

Phát hiện của nhóm nhà nghiên cứu được công bố trên tạp chí Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. David Armstrong, một trong các tác giả chính của nghiên cứu, cho biết nói về xác định hành tinh, chưa có ai từng dùng kỹ thuật máy học trước đó. Với tác dụng đã được kiểm chứng, họ hi vọng có thể dùng AI cho các sứ mệnh viễn vọng hiện tại và tương lai. Sau khi được đào tạo đúng đắn, AI nhanh hơn các kỹ thuật hiện tại và có thể tự động hóa để tự thực hiện.

Nghiên cứu chỉ ra thuật toán “xác định hàng ngàn ứng cử viên chưa từng chứng kiến chỉ trong vài giây”. Do dựa trên máy học, nó sẽ cải thiện theo thời gian và tiếp tục hiệu quả hơn với mỗi khám phá mới. Nhóm nghiên cứu tranh luận các nhà thiên văn học nên sử dụng nhiều kỹ thuật xác định hành tinh – bao gồm cả thuật toán mới – để tìm ngoại hành tinh trong tương lai. Cho tới lúc này, khoảng 30% tất cả hành tinh đã biết đều chỉ dùng một phương thức.

Armstrong bổ sung rằng thuật toán có thể dùng để phân tích dữ liệu từ TESS, sứ mệnh khảo sát toàn bộ bầu trời của NASA kết thúc vào ngày 4/7. Thông qua lập bản đồ 75% bầu trời, TESS đã xác định được 66 ngoại hành tinh mới và gần 2.100 ứng viên. Trong số các ngoại hành tinh được xác nhận, có một ngoại hành tinh kích thước tương đương Trái đất, có thể có sự sống.

Du Lam (Theo CNN)

Phát hiện hành tinh màu hồng

Phát hiện hành tinh màu hồng

Hành tinh ngoài hệ Mặt Trời này hình thành 160 triệu năm trước. Đặc biệt hơn, nó lại có màu hồng.