Tổng thống Estonia Toomas Hendrik Ilves là một nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa, có chiến lược sắc sảo, có cách làm sáng tạo, độc đáo, ông đã đưa Estonia trở thành cường quốc công nghệ thông tin, có ảnh hưởng rộng lớn ở châu Âu và thế giới về an ninh mạng.

Ngày 12/12/2017, Tổng thống Estonia Toomas Hendrik Ilves đã được vinh danh là Nhà lãnh đạo thế giới về An Ninh Mạng do những cống hiến to lớn của ông trong việc đưa Estonia trở thành cường quốc công nghệ thông tin trên thế giới.

Là một thành viên Hội đồng xét giải, và cùng với Thống đốc Michael Dukakis trao giải thưởng cho Tổng Thống Estonia, ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Viện Michael Dukakis, nguyên TBT VietNamNet đã trả lời phỏng vấn của VietNamNet về bài học Estonia.

{keywords}
Tổng thống Estonia Toomas Hendrik Ilves phát biểu tại buổi lễ vinh danh ông là Nhà lãnh đạo thế giới về An ninh mạng.

PV VietNamNet: Qua việc trao Giải thưởng Nhà lãnh đạo Thế Giới Về An Ninh Mạng, vinh danh Tổng Thống Estonia Toomas Hendrik Ilves, chúng ta có thể rút ra bài học gì từ Estonia?

Ông Nguyễn Anh Tuấn: Estonia là một nước nhỏ, dân số chỉ có 1,3 triệu người, khi Liên bang Xô Viết giải thể, gặp rất nhiều khó khăn, kinh tế lệ thuộc vào Nga, nhưng quan hệ với Nga lại có nhiều trục trặc.

Tổng thống Estonia Toomas Hendrik Ilves là một nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa, có chiến lược sắc sảo, có cách làm sáng tạo, độc đáo, ông đã đưa Estonia trở thành cường quốc công nghệ thông tin, có ảnh hưởng rộng lớn ở châu Âu và thế giới về an ninh mạng.

Năm 2007, hạ tầng mạng quốc gia Estonia bị tấn công, tê liệt trong nhiều ngày. Nhận thấy tầm quan trọng sống còn của vấn đề, Tổng thống Ilves đã lãnh đạo Estonia xây dựng chiến lược phòng vệ an ninh mạng vững chắc. Mười năm làm Tổng thống Estonia (2006-2016), ông là nhà lãnh đạo chiến lược tạo dấu ấn lớn về kinh tế công nghệ thông tin, về an ninh mạng.

Trung tâm phòng vệ không gian mạng hợp tác NATO khi ra đời năm 2008 được đặt tại Talinn - thủ đô Estonia. Tháng 9 năm 2017, EU đã tổ chức Talinn Digital Summit tại Estonia với sự tham dự của các lãnh đạo EU và lãnh đạo của 25 nước thành viên. Dù ông Ilves đã thôi chức vụ Tổng thống từ đầu năm 2017, nhưng mọi người vẫn trân trọng gọi ông là Tổng Thống. Vinh quang của ông không phải là chức vụ mà là ở chỗ với chức vụ được nhân dân bầu ra, ông đã cùng nhân dân viết nên một trang sử vẻ vang của đất nước Estonia.

Khi được trao đổi với Tổng thống Toomas Hendrik Ilves cùng Thống đốc Michael Dukakis trước ngày trao giải, tôi càng nhận thức sâu sắc hơn bài học từ sự kỳ diệu của Estonia. Trong điều kiện của thời đại mới, một nước nhỏ, thậm chí rất nhỏ, nhưng nếu có người lãnh đạo có trí tuệ lớn, có tư duy, tầm nhìn và khát vọng lớn, thì nước đó vẫn có cơ hội vượt lên, gia nhập vào hàng ngũ các quốc gia tiên tiến, đóng góp vào sự tiến bộ của nhân loại, được các cường quốc nể trọng và học tập.

Điều kiện cần để phát triển đất nước luôn luôn là ở trí tuệ, tầm nhìn, khát vọng lớn của người lãnh đạo. Lớn trong tư duy, lớn trong chiến lược, lớn về sáng tạo chứ không cần những toà nhà lớn.

{keywords}
Thống đốc Michael Dukakis, Chủ tịch Viện Michael Dukakis và ông Nguyễn Anh Tuấn trao Giải thưởng Nhà Lãnh Đạo Thế Giới Về An Ninh Mạng cho Tổng Thống Estonia Ilves.

PV VietNamNet: Ngày 8/1/2018, Việt Nam cũng đã công bố thành lập Bộ tư lệnh tác chiến không gian mạng, là thành viên Nhóm chiến lược an ninh mạng của Viện Michael Dukakis, và từ kinh nghiệm của Estonia, theo ông điều gì là quan trọng trong việc xây dựng Bộ tư lệnh và bảo đảm phòng vệ không gian mạng cho Việt Nam?

Ông Nguyễn Anh Tuấn: Việt Nam có điều kiện tốt hơn Estonia và đang có cơ hội tốt để vượt lên gia nhập các nước văn minh, tiên tiến. Như trên đã nói, trong chiến lược phòng vệ không gian mạng ở một nước như Việt Nam, yếu tố quyết định sự thành bại là những nhà lãnh đạo cấp chiến lược xuất sắc.

Đó là vấn đề hàng đầu, cần quan tâm trước hết, trước khi nghĩ đến các vấn đề khác như đầu tư công nghệ chẳng hạn.

Việt Nam cần có những nhà lãnh đạo cấp chiến lược có tầm nhìn và hiểu biết toàn cầu, nhìn Việt Nam trong tương quan tổng thể các nguồn lực toàn cầu về công nghệ thông tin, an ninh mạng, có khả năng hợp tác với các nguồn lực từ các nước tiên tiến như Mỹ, Estonia … Từ đó, định rõ đối tượng tác chiến chính, đưa ra được chính sách tối ưu , phát huy sức mạnh tổng hợp bên trong Việt Nam.

Những bài học tư tưởng “chiến tranh nhân dân “ rất đặc sắc của Việt Nam trong lịch sử chiến đấu giành độc lập có thể phát huy tác dụng tốt , qua việc phát huy sức mạnh tất cả các công ty công nghệ thông tin, của mọi người làm công nghệ thông tin Việt Nam.

Đồng thời cần có chiến lược hợp tác, điều phối các nguồn lực trên toàn cầu, thu hút các chuyên gia hàng đầu về an ninh mạng của thế giới làm việc với các chuyên gia an ninh mạng hàng đầu của Việt Nam, có những chỉ đạo, quyết định sáng suốt, đối phó kịp thời và hiệu quả khi mạng lưới bị tấn công …để bảo đảm an toàn không gian mạng cho đất nước; sẵn sàng điều phối nguồn lực của Việt Nam giúp đỡ khi các quốc gia khác bị tấn công mạng, cởi mở, chia sẻ những bài học từ thực tiễn về an ninh mạng ở Việt nam với thế giới.

PV VietNamNet: Vậy Việt Nam cần làm gì để có những nhà lãnh đạo cấp chiến lược xuất sắc về an ninh mạng ?

Ông Nguyễn Anh Tuấn: Đó chính là cơ chế lựa chọn bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo.

Cần có cơ chế chọn lựa lãnh đạo với tiêu chí rõ ràng về năng lực, có hiểu biết về chuyên môn, có những tố chất , những điểm cơ bản tiệm cận với các tiêu chí như đã nêu ở trên để đưa vào danh sách lựa chọn.

Ngoài ra lãnh đạo không thể chỉ học trong các trường lớp và cũng cần phân biệt rõ các nhà lãnh đạo và các chuyên gia nghiên cứu. Chỉ có được những nhà lãnh đạo xuất sắc nếu họ thể hiện được vai trò lãnh đạo xuất sắc trong những môi trường khó khăn, thách thức, cùng với được tiếp cận làm việc trong môi trường toàn cầu, cạnh tranh, giải quyết các vấn đề toàn cầu …. Lúc ấy sẽ xuất hiện những nhà lãnh đạo cấp chiến lược xuất sắc cho Việt Nam.

PV VietNamNet: Xin trân trọng cám ơn ông. Chúc Viện Michael Dukakis và ông tiếp tục có những đóng góp có ý nghĩa về an toàn không gian mạng cho thế giới.

Anh Nguyên - Đỗ Hữu Duyên - Minh Thuý

Đăng xuất tài khoản Apple ID nhiều người dùng: Táo khuyết đang bị tấn công?

Đăng xuất tài khoản Apple ID nhiều người dùng: Táo khuyết đang bị tấn công?

Một cuộc tấn công đang xảy ra với Apple là giả thuyết đang được đưa ra sau khi công ty này đăng xuất tài khoản Apple ID của nhiều người dùng.

Hơn 50 quốc gia cam kết phòng, chống tội phạm mạng

Hơn 50 quốc gia cam kết phòng, chống tội phạm mạng

Ngày 12/11, các đại diện đến từ 51 quốc gia và hơn 150 công ty công nghệ cam kết nỗ lực hơn nữa nhằm ngăn chặn hoạt động tội phạm trên mạng, trong đó có sự can thiệp vào các cuộc bầu cử và những phát ngôn gây thù địch.

Ý thức an toàn thông tin tại Việt Nam vẫn còn rất hạn chế

Ý thức an toàn thông tin tại Việt Nam vẫn còn rất hạn chế

Nghi vấn lộ dữ liệu khách hàng Thế giới di động hiện đang được điều tra, xác minh. Trên thực tế, không ít những vụ tấn công mạng đã xảy ra liên tiếp tại Việt Nam thời gian gần đây và để lại hậu quả không hề nhỏ.