“Gã khổng lồ công nghệ” của Trung Quốc đang bị phản ứng đối với vấn đề quyền riêng tư khi áp dụng tính năng xác minh người chơi.
Amazon, Alphabet và Facebook bị Mỹ xem xét vi phạm luật chống độc quyền
VinGroup chính thức mua lại Viễn thông A
Microsoft choáng váng với máy tính mua từ châu Á
Hãng công nghệ Tencent của Trung Quốc giới thiệu một công nghệ mới giúp xác minh người chơi nhằm nhận dạng đối tượng chơi game là trẻ em. Từ đó, hãng sẽ có những biện pháp giới hạn nhằm hạn chế vấn đề “nghiện” game đang diễn ra trong một bộ phận lớn giới trẻ.
Ảnh:Tencent gây tranh cãi với tính năng nhận dạng người chơi game |
Tencent có thể xác minh danh tính và độ tuổi của người chơi nhằm từ đó có thể xác định khoảng thời gian cho phép đối tượng chơi các game của mình. Ví dụ, với đối tượng từ 12 tuổi trở xuống chỉ có thể chơi một số game nhất định phù hợp độ tuổi và cho phép chơi game mỗi ngày một tiếng, hay đối tượng từ 13 đến 18 tuổi có thể chơi thêm hai giờ nữa,...
Hiện tại, hệ thống nhận dạng mới này đã có hiệu lực đối với trò chơi Honor of Kings của hãng, và dự tính sẽ được áp dụng cho 10 tựa game khác của hãng trước cuối năm nay. Tuy nhiên, theo nhiều nguồn tin thì Tencent hiện tại sử dụng tính năng nhận diện khuôn mặt để nhận diện người chơi. Và vấn đề này có thể ảnh hưởng đến tính riêng tư.
Ý kiến chia sẻ trên các diễn đàn cho rằng, việc quản lý thời gian sử dụng thiết bị thông minh của trẻ là vấn đề của phụ huynh. Áp dụng công nghệ nhận dạng để quản lý là vi phạm các nguyên tắc về quyền riêng tư. Mặc dù “quảng cáo” đưa ra là có vẻ tốt cho một bộ phận giới trẻ ngày càng “nghiện” game, nhưng trẻ em cần có những quyền riêng tư cơ bản, việc áp đặt giờ chơi này nên được thực hiện bởi cha mẹ, giáo viên, người thân chứ không thể đến từ một công ty công nghệ.
Apple "mắc cạn" ở Trung Quốc vì nạn gian lận
Hối lộ, gian lận xảy ra nhiều trong thời gian vừa qua tại Trung Quốc khiến Apple gặp khó khăn và phải hạn chế mở rộng cửa hàng bán lẻ tại đây.
Doanh số gấp 10 lần nhưng Xiaomi thua xa Apple về lợi nhuận
Lợi nhuận mà gã khổng lồ công nghệ Mỹ Apple kiếm được nhiều gấp ba lần so với công ty có trụ sở tại Bắc Kinh (40 triệu USD).
Công ty Đài Loan bị Mỹ buộc tội gián điệp công nghệ
Ngày 1/11, Bộ Tư pháp Mỹ đã buộc tội công ty sản xuất vi mạch và ba người Đài Loan (Trung Quốc) đánh cắp bí mật thương mại của công ty sản xuất vi mạch Micron Technology, Inc. (Micron) có trụ sở tại Idaho.
An Nhiên (theo Wall Street Journal)