Máy làm đá tuyết từ nước biển sẽ giải quyết vấn bảo quản hải sản, tăng chất lượng cá và giảm chi phí cho ngư dân đánh bắt xa bờ. Giá của những chiếc máy Made in Việt Nam này chỉ bằng 80% so với hàng nhập ngoại.

"Tuyên truyền tạo nên sự ổn định, công nghệ tạo nên sự phát triển"

34 đơn vị giành Giải thưởng Công nghệ Số Việt Nam 2018

Nhiều sản phẩm khoa học và CNTT xuất sắc nhận giải Nhân tài Đất Việt 2018

Thiết bị này ra đời nhờ thành quả nghiên cứu của Trung tâm Phát triển Công nghệ cao thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Công trình khoa học nghiệm thu loại xuất sắc này vừa được Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn công nhận là một tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực thủy sản.

{keywords}
Máy làm đá tuyết từ nước biển. Ảnh: Trọng Đạt

Từ trước đến nay, việc bảo quản hải sản trong quá trình đánh bắt vốn sử dụng đá nước ngọt để ủ cá trong khoang lạnh. Đá để bảo quản hải sản thường được làm sẵn từ đất liền trước khi mang lên tàu ở dạng nguyên cây hoặc xay nhỏ.

Nhược điểm của phương pháp này là nhiệt độ làm lạnh bằng đá nước ngọt theo phương pháp truyền thống thường cao và không thể điều chỉnh, không đồng đều trong một khoang lạnh. Do đó, đá nước ngọt mang từ đất liền theo có tốc độ làm lạnh chậm, ảnh hưởng đến chất lượng hải sản.

Tinh thể đá nước ngọt sau khi xay có cạnh rất sắc,có thể làm trầy xước hải sản khi ủ, làm giảm chất lượng của sản phẩm. Mặt khác, việc phải mang theo khối lượng lớn (thường từ vài chục đến gần trăm tấn đá) đá nước ngọt theo tầu làm tăng chi phí xăng dầu và nhân công trong mỗi chuyến đi biển.

Trước thực tế đó, các nhà khoa học thuộc Trung tâm phát triển công nghệ, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam đã nghiên cứu và chế tạo thành công máy làm đá lỏng từ nước biển lắp đặt ngay trên tàu để phục vụ bảo quản hải sản đánh bắt xa bờ. Đây được xem là một bước tiến quan trọng trong việc nghiên cứu phát triển công nghệ, khắc phục được những hạn chế của phương pháp bảo quản truyền thống.

{keywords}
Máy nén và buồng làm lạnh của Máy làm đá tuyết từ nước biển. Ảnh: Trọng Đạt

Điểm khác biệt quan trọng của đá làm từ nước biển so với đá nước ngọt truyền thống là công nghệ này cho ra sản phẩm đá dạng tuyết. Về mặt hình thái, đá lỏng là hỗn hợp giữa tinh thể đá nhỏ và nước, được duy trì trong dải nhiệt độ từ - 6oC đến -2oC, trạng thái chuyển tiếp giữa pha lỏng và pha rắn nên có thể bơm được từ buồng tạo đá lỏng đến các bồn lưu trữ hoặc các ngăn bảo quản cá trên tàu.

Thời gian cho ra sản phẩm đá lỏng cũng rất ngắn, chỉ khoảng 1 đến 2 phút tính từ lúc khởi động hệ thống, trong khi sự tan chảy của đá lỏng lại chậm hơn nhiều so với đá nước ngọt. Độ đậm đặc của đá lỏng cũng có thể được điều chỉnh một cách tự động theo nhu cầu của người sử dụng.

{keywords}
Phần sản xuất đá trực tiếp, đầu ra của Máy làm đá tuyết từ nước biển. Ảnh: Trọng Đạt

Theo Thạc sỹ Lê Văn Luân - chủ nhiệm đề tài nghiên cứu, khó khăn nhất của nhóm khi thực hiện công trình này là kích thước tàu cá Việt Nam thường nhỏ và hẹp. Chiếc máy làm đá có kích thước 1x1 mét không tốn quá nhiều diện tích. Tuy nhiên, việc tìm ra không gian để đặt một chiếc máy có công suất lớn hơn là tương đối khó khăn.

Để giải quyết điều này, nhóm nghiên cứu đã nghĩ ra phương pháp chia chiếc máy làm đá thành nhiều modul. Phần sản xuất đá trực tiếp sẽ được đặt trên boong tàu, máy nén và buồng làm lạnh được cố định tại buồng máy, trong khi bảng điều khiển của máy được đặt trong cabin.

{keywords}
Bảng điều khiển của máy được cài đặt sẵn 1 vài chế độ. Mỗi chế độ có một thông số làm lạnh khác nhau tương ứng với việc bảo quản từng loại cá. Trong quá trình bảo quản, khi nhiệt độ của buồng lạnh lệch khỏi mức thiết lập sẵn, hệ thống sẽ tự động điều tiết việc sản xuất đá nhằm đưa về thông số ban đầu. Ảnh: Trọng Đạt

Nhóm nghiên cứu cho biết, chiếc máy làm đá tuyết từ nước biển hiện chưa đi vào sản xuất đại trà. Tuy vậy, giá thành của một chiếc máy hiện rơi vào khoảng 80 triệu đồng, rẻ hơn 20% so với các sản phẩm nhập ngoại.

Trong thực tế, chi phí vận hành của những chiếc máy làm đá tuyết từ nước biển Made in Việt Nam cũng giảm xuống chỉ còn một nửa so với các sản phẩm cùng loại của nước ngoài.

{keywords}
Thạc sỹ Lê Văn Luân - chủ nhiệm đề tài nghiên cứu Máy làm đá tuyết từ nước biển. Ảnh: Trọng Đạt

Theo kỹ sư Phạm Đức Hùng (Trung tâm phát triển Công nghệ cao, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam), công nghệ làm đá từ nước biển được đánh giá có tính thực tiễn cao, phục vụ đắc lực cho hoạt động bảo quản hải sản đánh bắt xa bờ, đặc biệt là với công tác đánh bắt và bảo quản cá ngừ chất lượng cao.

Thành công của đề tài nghiên cứu này được các chuyên gia đánh giá sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng tính cạnh tranh của thủy sản Việt Nam trên thị trường xuất khẩu thế giới.

Video miêu tả hoạt động của Máy làm đá tuyết từ nước biển. 

Trọng Đạt

Vệ tinh Made in Vietnam sắp được phóng lên quỹ đạo

Vệ tinh Made in Vietnam sắp được phóng lên quỹ đạo

Những chiếc vệ tinh Made in VietNam sẽ lần lượt được phóng lên quỹ đạo vào cuối năm 2018 và đầu năm 2020. Nhiều vệ tinh khác cũng đang được Trung tâm Vũ trụ Việt Nam phát triển nhằm hiện thực hóa giấc mơ làm chủ không gian.

Hệ thống rửa xe tự động 'made in Vietnam', rửa ô tô chỉ trong 3 phút

Hệ thống rửa xe tự động 'made in Vietnam', rửa ô tô chỉ trong 3 phút

Hệ thống rửa xe tự động do nhóm kỹ sư trẻ tại Hà Nội nghiên cứu, chế tạo. Thời gian rửa xe được rút ngắn chỉ trong 3 phút.

Báo Mỹ: VinFast hiện thực hóa giấc mơ ôtô ‘made in Vietnam’

Báo Mỹ: VinFast hiện thực hóa giấc mơ ôtô ‘made in Vietnam’

“VinFast là dự án kinh doanh mới nhất của ông Phạm Nhật Vượng- một doanh nhân Việt Nam trong vòng 25 năm đã biến khoản vay 40.000 USD thành đế chế kinh doanh trị giá 10 tỷ USD”.

Ô tô điện made in Vietnam: 'Nhiều người bảo tôi bị điên'

Ô tô điện made in Vietnam: 'Nhiều người bảo tôi bị điên'

Mất gần 3 năm ròng rãi với không ít tiền và công sức, ông Trần Minh Tâm đã chế tạo được chiếc ô tô điện có thể chạy với vận tốc 50km/h