Bên cạnh việc tích hợp công nghệ chatbot AI vào phục vụ công tác tuyên truyền phòng chống virus Corona, nhiều doanh nghiệp công nghệ Việt Nam cũng đã tham gia một cách tích cực và có hiệu quả vào công tác phòng chống dịch. 

Một doanh nghiệp công nghệ của Việt Nam đã phối hợp với Bộ Y tế để tiến hành lắp đặt 21 cầu truyền hình tại 21 bệnh viện lớn trên cả nước.

{keywords}
Công tác lắp đặt được thực hiện gấp rút tại một điểm cầu trực tuyến.

Hệ thống giao ban trực tuyến gồm 22 điểm cầu, trong đó 21 bệnh viện nằm trong danh sách giao ban trực tuyến nhằm ứng phó lại với dịch viêm phổi do virus Vũ Hán như: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương, Bệnh viện Nhi, Bệnh viên E, Bệnh viện Phổi Trung Ương, Bệnh viện chợ rẫy, Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM…

Điểm cầu thứ 22 của hệ thống sẽ được lắp đặt tại Bộ Y tế để đảm bảo công tác giao ban điều hành dịch Corona do Phó Thủ tướng kiêm Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Vũ Đức Đam chủ trì.

{keywords}
Cầu truyền hình trực tuyến sẽ kết nối trực tiếp 21 bệnh viện tới Bộ Y tế, từ đó việc chỉ đạo phòng, chống virus Corona sẽ được thực hiện thường xuyên, liên tục và ngay lập tức tại các tỉnh thành. 

Với hệ thống này, Bộ Y tế đã trực tiếp hỗ trợ chuyên môn trong quá trình điều trị kể từ ngày 29/1. Bộ Y tế cũng đã có công văn gửi đến các bệnh viện về việc giao ban chuyên môn trực tuyến công tác phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng virus Corona mới (nCOV) gây ra.

Mới đây, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cũng đã ban hành chỉ thị số 05/CT-BTTTT về việc thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (#ICT_anti_nCoV) gây ra.  

Theo chỉ thị này, các doanh nghiệp công nghệ trong nước được khuyến khích trong việc  chủ động hỗ trợ đơn vị chức năng của Bộ Y tế. Bên cạnh đó, Chỉ thị còn yêu cầu các doanh nghiệp  tích cực ứng dụng công nghệ phân tích dữ liệu lớn, chủ động báo cáo, khuyến nghị, đề xuất với cơ quan chức năng có thẩm quyền về các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng, chống dịch bệnh.

Trọng Đạt