Làng Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) nổi tiếng là làng nghề chuyên tạc tượng, làm đồ thờ cúng... Vùng đất này cũng có một di sản văn hóa đặc biệt là ngôi nhà cổ được xây dựng chỉ trong một đêm.

Đằng sau di sản ngôi nhà cổ là câu chuyện được truyền đời về mối ân tình của hai vị quan nổi tiếng trong thời phong kiến Việt Nam.

Ông Nguyễn Viết Vy (SN 1941) cùng gia đình đang sinh sống trong ngôi nhà này. Ông Vy cho biết, ngôi nhà là của Thượng thư Nguyễn Viết Thứ (1644 - 1692), quan triều Lê, được xây dựng từ năm 1676.

{keywords}
Ông Nguyễn Viết Vy

Ông Vy là đời con cháu thứ 11 được giao nhiệm vụ trông coi ngôi nhà. Ông nói, lịch sử ra đời về nhà cổ không được ghi chép trong sách vở, nhưng đã từ nhiều đời nay, người dân làng Sơn Đồng vẫn truyền miệng cho nhau nghe.

Theo đó, năm 1675, dưới đời vua Lê Hy Tông, Đô đốc Thái bảo Nguyễn Công Triều mượn voi của triều đình để kéo nguyên vật liệu, phục vụ việc xây dựng đình chùa và đường đi cho dân chúng.

Tuy nhiên không may voi kiệt sức mà chết. Theo luật thời ấy, đô đốc phải đền một con voi có trọng lượng tương tự bằng vàng hoặc phải chịu án tử hình.

Đô đốc Nguyễn Công Triều dồn hết sản nghiệp cũng không đủ để làm con voi vàng vì vậy ông rất lo lắng. Người được giao xét xử vụ án là Thượng thư Nguyễn Viết Thứ. Vị thượng thư biết Đô đốc Nguyễn Công Triều vô tội nên tìm mọi cách biện hộ cho ông.

Đô đốc được cởi bỏ mọi tội lỗi nên vô cùng cảm động. Ông muốn làm một điều gì đó để tạ ơn Thượng thư Nguyễn Viết Thứ.

Tuy nhiên mọi món quà tặng đều bị vị thượng thư từ chối. Cuối cùng, Đô đốc Nguyễn Công Triều nói rằng, nhà thượng thư đã quá cũ, ông xin dựng một căn nhà mới để tỏ lòng biết ơn.

Khó lòng từ chối nên Thượng thư Nguyễn Viết Thứ đành đưa ra điều kiện, nếu xây ngôi nhà chỉ trong 1 đêm ông mới nhận. Nếu xây quá thời gian đó, ông xin từ chối món quà.

Một chiều năm 1676, người dân thấy một đoàn tùy tùng cùng voi, ngựa, trâu kéo gỗ, gạch, đá, ngói... đến làng Sơn Đồng.

Đến khu đất của gia đình quan Thượng thư Nguyễn Viết Thứ thì trời tối, đoàn người bắt đầu công việc. Họ đẽo cột, dựng khung nhà, cất nóc, kéo gỗ, xúc đất... suốt đêm. Sáng sớm, bà con dân làng vô cùng kinh ngạc khi thấy trên nền đất cũ, một căn nhà mới tinh tươm gồm 5 gian, 2 dĩnh (chái), dài 18,5m và rộng 7,2 m đã được dựng nên.

Cảm động trước tấm chân tình của người tặng, Thượng thư Nguyễn Viết Thứ không thể từ chối món quà.

Ngôi nhà hiện tại được ông Nguyễn Viết Vy trông nom. Gia đình ông đại tu 1 lần vào năm 1995 do nhà đã có nhiều hư hỏng. Trước đó, theo ghi nhận của dòng họ, ngôi nhà cũng đã được chỉnh trang lại một lần vào năm 1975.

Căn nhà được lợp bằng ngói âm dương rất mát mẻ vào mùa hè.

Ông Vy cho biết, ngôi nhà không chỉ là niềm tự hào của dòng họ mà còn là của người làng Sơn Đồng. ông muốn giữ gìn căn nhà bởi nó là minh chứng cho tình bằng hữu và cũng là gia tài về tri thức, văn hóa của cha ông xưa để lại.

Theo ông Viết Vy, Thượng thư Nguyễn Viết Thứ từ nhỏ đã rất hiếu học. Cụ Thứ đậu Tiến sĩ năm 21 tuổi, sau đó, được triều đình bổ dụng vào nhiều vị trí quan trọng.

Cụ làm quan triều Lê nổi tiếng là chính trực và thẳng thắn. Trong nhà còn bức hoành phi ghi 3 chữ "Đức - Dã - Viễn" (lưu giữ đức lâu dài) để nhắc nhở con cháu giữ cho đức bền lâu.

Xem thêm một số hình ảnh về ngôi nhà:

{keywords}
Toàn cảnh nhà cổ
{keywords}
 
{keywords}
Từ mái hiên nhìn ra là khoảng sân xanh mát.
{keywords}
Bức hoành phi được treo trang trọng giữa nhà.
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
Bên trong nhà cổ được xây dựng cách đây 344 năm.
{keywords}
Tất cả đều được gìn giữ gần như nguyên bản. 
{keywords}
Đây là niềm tự hào của dòng họ và người dân làng Sơn Đồng.
Sau vụ tráo cổ vật tai tiếng, ni sư rời chùa trong nước mắt

Sau vụ tráo cổ vật tai tiếng, ni sư rời chùa trong nước mắt

Vụ án đánh tráo cổ vật ở chùa Linh Tiên đã được xét xử, kẻ chủ mưu đi tù. Tuy nhiên, ni sư trụ trì vẫn bị đuổi khỏi chùa. 

Ngọc Trang - Diệu Bình