-  Chùa Đại Âm tự nằm giữa trung tâm thành phố Nagasaki (Nhật Bản) là nơi an nghỉ cuối cùng của công chúa Ngọc Hoa – người Việt Nam đầu tiên định cư tại Nhật Bản và là biểu tượng của mối quan hệ tốt đẹp giữa hai đất nước Việt Nam và Nhật Bản.

TIN BÀI KHÁC

Năm 1619, tại Huế, thương nhân Nhật Bản - ông Araki Sotaro gặp gỡ và kết hôn với một người con gái thuộc dòng bên ngoại vua An Nam và được Chúa Nguyễn Phúc Nguyên nhận làm con nuôi. Sotaro trở về nước với cô dâu mới, gây dựng nên một trung tâm thương mại tại Motoshikhui - Machi ở Nagasaki.

Chuyện xửa kể rằng, Araki Sotaro vốn là võ sĩ samurai. Thời ấy, ông là thủ lĩnh các doanh nhân xứ Phù Tang sang làm ăn buôn bán nhiều năm tại Hội An từ đầu thế kỷ 17.

{keywords}
Khu phần mộ của gia đình nằm ở giữa lưng chừng đồi

Năm 1620, công chúa theo chồng về nước và sống tại Nagasaki. Những ngày đầu không biết tiếng Nhật, suốt ngày bà công nữ chỉ nói được anh ơi, ai ơi…nên người Nhật nhớ bà, yêu quý quà, đến tận ngày nay ai xinh đẹp, dễ thương, họ cũng đều gọi là Anio – san (tên thân mật của bà).

Công chúa mất năm 1645, sau chồng đúng 10 năm. Không biết có phải sự trùng hợp ngẫu nhiên không nhưng ngày mất của cặp vợ Việt – chồng Nhật này lại trùng khớp với nhau.

Leo hơn 200 bậc đá ở độ cao 150 m so với mặt nước biển, xuyên qua hàng trăm ngôi mộ cổ rêu phong, ta sẽ đến một khu mộ cổ khá rộng nằm giữa lưng chừng đồi. Ở vị trí trung tâm khu mộ là mộ phần của công chúa Ngọc Hoa và hôn phu. Trên tấm bia đá phía trên mộ có khắc rất rõ hai câu trong Kinh phật nhắc nhớ công đức của người chồng và đức hạnh của người vợ. Dòng chữ ở giữa ghi rõ đây là mộ của hai vợ chồng Ngọc Hoa và Araki Sotaro.

{keywords}
Mộ phần chung của hai vợ chồng công chúa Ngọc Hoa

Chị Ý Nhi (du khách từ TP Hồ Chí Minh) đến thắp hương cho mộ phần công chúa Ngọc Hoa xúc động cho hay: Tôi vô cùng xúc động khi đến Nhật Bản, đến Nagasaki lại được thắp nhang cho một vị công chúa tài sắc của quê hương Việt Nam. Hi vọng, chùa Đại Âm sẽ là một điểm tham quan du lịch được các du khách Việt tìm đến, cùng nhau tưởng nhớ người con xa quê đầu tiên định cư tại Nhật Bản cũng như cảm mến thêm mối gắn bó thân tình giữa hai đất nước Việt – Nhật.

Hằng năm, người dân Nagasaki vẫn tổ chức nhiều lễ hội truyền thống để nhắc nhớ công lao to lớn của vợ chồng Ngọc Hoa và Araki Sotaro. Riêng năm 2014 đã có tới 7 lễ hội được tổ chức, liên tiếp trong khoảng thời gian dài. Ông Tomioka – giáo sư văn hóa chuyên nghiên cứu về Nagasaki cho biết: Khi chồng mất, bà Ngọc Hoa đã hỗ trợ rất nhiều cho các thương nhân buôn bán tại vùng Nagasaki, chủ yếu ở việc thúc đẩy mối quan hệ với triều đình nhà Nguyễn và làm sổ sách kế toán. Đến khi bà mất, việc giao thương buôn bán đã bị gián đoạn một thời gian dài.

{keywords}
Một du khách Việt Nam đang thăm viếng khu mộ phần của công chúa Ngọc Hoa tại Nhật Bản

Hiện nay, trong văn hóa ẩm thực của vùng Nagasaki vẫn còn thể hiện rất rõ ảnh hưởng của văn hóa Việt Nam qua sự truyền dạy của bà Ngọc Hoa – nàng Anio san.

Đó là việc bày thức ăn trên một bàn ăn hình tròn màu đỏ rộng khoảng 1m và cao khoảng 30 cm. Đây là điểm khác biệt rất lớn với văn hóa Nhật Bản bởi người Nhật thường dùng bàn ăn hình chữ nhật và sơn màu nâu đen. Ngoài ra, người Nhật trong các bữa cơm trưa thường ăn theo suất, mỗi người một khay với các đĩa nhỏ nhưng hiện nay, đa phần người dân vùng Nagasaki lại ăn theo kiểu người Việt: thức ăn bày trong các đĩa lớn để mọi người trong mâm cơm tự chọn món mình yêu thích.

Hai vợ chồng Ngọc Hoa – Araki Sotaro chỉ có một người con gái. Người con gái sau này nhận một cô gái làm con nuôi. Người cháu ngoại này chính là người đã cất công xây dựng mộ phần cho họ tộc nhà mình và đặt tại chùa Đại Âm. Hiện nay, con cháu của bà Ngọc Hoa đều là những người danh giá, thành đạt và sống tại vùng Yamaguchi, thành phố Yanai.

Anh Ngọc