{keywords}
Gia đình chị An chụp hình kỷ niệm tại TP.HCM sau khi kết thúc chuyến đi. Ảnh: NVCC

Chuyến đi xuyên Việt kéo dài 30 ngày của gia đình chị Nguyễn Thị Thuý An (Hà Nội) được thực hiện vào đầu năm 2019. Hiện tại, chị An cũng đang trên đường thực hiện một chuyến đi tương tự, nhưng ngắn ngày hơn, lộ trình và mục đích chuyến đi cũng khác biệt hơn.

Thời điểm đầu chuyến đi năm 2019, 2 cậu con trai của chị Thuý An mới được 5 tuổi rưỡi và 2 tuổi rưỡi. 

Bà mẹ sinh năm 1990 cho biết, trước khi khởi hành, chị chỉ thông báo với các con đơn giản như những chuyến đi chơi khác. “Hai bạn nhà mình có một đặc điểm là đi đâu cũng được, miễn được đi cùng bố mẹ là vui vẻ cả ngày”.

Để sẵn sàng cho chuyến đi dài ngày, cả nhà chị thường xuyên tập đi bộ để chuẩn bị thể lực. Về tài chính, chị chuẩn bị sẵn một khoản tiền dự kiến và chỉ chi tiêu trong khoảng đó, không dùng hoặc hạn chế tối đa quẹt thẻ và thẻ tín dụng. “Với những chuyến đi có chi phí lớn, bố mẹ nên chuẩn bị từ những tháng trước, mỗi tháng một ít”.

Trên đường di chuyển, chị thường kể chuyện cho các con nghe, hoặc nói về các địa điểm sắp dừng chân, một nhân vật lịch sử gắn liền với địa danh đó.

Ngoài ra, bọn trẻ cũng được mang theo những món đồ chơi nhỏ để chơi trên xe.

Mục đích của chuyến đi được vợ chồng chị đặt ra rõ ràng: Ngoài việc tham quan, khám phá các địa danh, anh chị còn tập cho các con bỏ thói quen sử dụng điện thoại.

Đúng như dự kiến, mấy ngày đầu các con còn “nhớ” thói quen cũ, nhưng 25 ngày sau đó thì các con không còn nghĩ tới điện thoại nữa. Cho đến bây giờ, 2 bạn nhỏ cũng vẫn duy trì thói quen này, chỉ xem tivi tối đa 30 phút/ngày.

Kinh nghiệm từ những chuyến đi trước cộng với may mắn, suốt 30 ngày di chuyển, cả gia đình chị Thúy An không gặp sự cố nào lớn.

Để đảm bảo sức khoẻ cho tài xế - chồng chị Thuý An - suốt chuyến đi, chị đã cho ông xã thắt đai bảo vệ cột sống. Một lưu ý nữa là cả nhà phải uống nước liên tục kể cả khi không khát, ăn đủ bữa và đúng giờ. “Mình thường chọn các quán cơm gia đình sạch sẽ, chứ không hay ăn vặt hoặc ăn kiểu khám phá. Buổi trưa, cả nhà ngồi uống nước, tránh cho lái xe buồn ngủ”.

{keywords}
Các bạn nhỏ vui chơi ở Đà Lạt. Ảnh: NVCC
{keywords}
 

Về lộ trình, chị An cho rằng “không nên tham đi nhiều”, nên chọn nơi mình thấy vui và thoải mái nhất. Chị hay chọn những điểm đến có biển bởi vì các con rất thích biển. “Phú Quốc là nơi nhà mình ở lại lâu nhất vì hòn đảo này thật sự rất xinh đẹp và có nhiều chỗ để khám phá”.

Đi suốt 1 tháng nhưng chị An không đặt phòng sớm mà chỉ đặt trước 1 ngày hoặc vừa di chuyển tới vừa đặt phòng. “Khi đi cùng trẻ nhỏ, nếu đặt phòng trước sẽ bị gò bó về thời gian và phải phụ thuộc tình hình sức khỏe hôm trước của cả nhà nữa”.

Khi đặt phòng, chị chọn luân phiên giữa các khách sạn, resort đẹp với các khách sạn, homestay bình dân. Những ngày đi chơi nhiều, chị sẽ ở khách sạn bình dân, còn sau những hôm phải di chuyển dài, chị thường sắp xếp ở những resort đẹp để nghỉ ngơi và tận hưởng trọn vẹn không gian ở đó.

Hiện tại, cả gia đình chị cũng đang thực hiện chuyến xuyên Việt nhưng lần này có kết hợp thăm chùa, người thân, bạn bè của bố mẹ ở các tỉnh.

“Mục đích của chuyến đi này, ngoài cho các con hoạt động vui chơi trong thời gian nghỉ hè, mình mong muốn dạy thêm cho các con về cuộc sống thông qua các hoạt động của bố mẹ. Vì dù sao cách dạy tốt nhất với mình vẫn là làm gương. Chúng mình vẫn sẽ đi những nơi đẹp mà các con thích và có thể sẽ đi cung đường lên Tây Nguyên vì cả nhà chưa lên đó bao giờ”.

{keywords}
Đi vịnh Vĩnh Hy (Ninh Thuận) ngắm san hô. Ảnh: NVCC

Sau khi hoàn thành chuyến đi năm 2019, chị An gửi xe ô tô về Hà Nội để cả gia đình đi máy bay từ Tp.HCM về. Chi phí cho toàn bộ chuyến đi là gần 80 triệu đồng, trong đó tiền khách sạn khoảng từ 350 nghìn đến 900 nghìn/đêm.

Chị An khẳng định, đưa trẻ đi chơi thực sự là một việc vất vả. Tuy nhiên, chị cảm nhận được sự tiến bộ và trưởng thành của các con qua các chuyến đi.

“Đi chơi cùng nhau giúp bố mẹ con cái gần nhau hơn và bố mẹ có cơ hội quan sát, chỉ dạy cho con những điều hay trong cuộc sống, trong cách cư xử. Đi nhiều cũng cho con thấy nhiều hoàn cảnh khác nhau để con biết quý trọng hơn những gì con đang có”.

Một điều tuyệt vời nữa mà chị phát hiện ra từ các chuyến đi là càng đi, sức khỏe của các con càng tốt. “Mình luôn quan niệm một điều: Đi để lớn và 2 vợ chồng luôn tận dụng mọi phút giây để đi cùng con bởi vì rồi sẽ đến lúc các con sẽ rời xa vòng tay của mình và có những thú vui khác”.

Chị An chia sẻ, chuyến đi cũng làm cho vợ chồng chị bắt đầu sống chậm hơn vì phải học cách nhẫn nại hơn với các con, sống cùng tốc độ với các con để chuyến đi vui vẻ và hạnh phúc hơn.

“Còn về các bạn nhỏ, sau khi trở về, các bạn cũng tự lập hơn và luôn ao ước lần sau lại được đi tiếp”.

{keywords}
Chơi với bố ở đồi cát Mũi Né. Ảnh: NVCC
{keywords}
Chèo thuyền kayak ở Hòn Thơm, Phú Quốc. Ảnh: NVCC

Ông bố Hà Nội đưa con gái 'đi bụi' dọc đất nước Myanmar để trưởng thành

Ông bố Hà Nội đưa con gái 'đi bụi' dọc đất nước Myanmar để trưởng thành

11 ngày, 1.500 km đường bộ và 17 triệu đồng là những con số từ chuyến du lịch "bụi" dọc đất nước Myanmar bằng đường bộ của ông bố Hà Nội và cô con gái 12 tuổi.

Nguyễn Thảo