{keywords}

Làng đá Ninh Vân thuộc xã Ninh Vân (Hoa Lư, Ninh Bình) nằm cách trung tâm thành phố Ninh Bình khoảng 8km, được hình thành cách đây 500 năm. Ông tổ nghề đá của làng là Hoàng Sùng, người làng Nhồi (Thanh Hóa) ra Ninh Vân lập nghiệp và truyền nghề lại cho con cháu. Ban đầu thợ chế tác đá làm các sản phẩm đơn giản phục vụ mùa màng như cối giã, cối xay, con lăn trục lúa… Lâu dần, sản phẩm của các nghệ nhân đa dạng và hiện đại hơn.

 

{keywords}

Cánh cổng đá vào làng được làm từ những tảng đá nguyên khối xếp chồng lên nhau. Trên cột có nhiều họa tiết chạm khắc rồng uốn lượn, tạo nên sự bay bổng, hài hòa và làm giảm cảm giác nặng nề của đá. 

 

{keywords}
Một số công trình tiêu biểu của làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân vẫn còn lưu giữ được tiếng vang cho đến nay như: Lăng Khải Định ở Huế, đền Thái Vi ở Ninh Bình....

 

{keywords}
Tiếng đục đẽo chan chát là âm thanh quen thuộc của làng. Những người thợ tất bật bên các tảng đá lớn. Qua bàn tay khéo léo của thợ, chúng trở thành tượng Phật bà Quan Âm, tượng sư tử, cột đá... 

 

{keywords}
Những lăng mộ đá đủ hình dáng, kích thước được trưng bày dọc đường đi. 

 

{keywords}
Cuốn thư và tượng thờ do các nghệ nhân làng Ninh Vân chế tác được giới chuyên môn đánh giá là tinh xảo, có hồn. 

 

{keywords}
Đôi sư tử đá và bức phù điêu chạm rồng chờ chuyển đến công trình.

 

{keywords}
Quy trình chế tác đá truyền thống ở Ninh Vân có nhiều công đoạn. Công đoạn chế tác nhiều hay ít, đơn giản hay phức tạp phụ thuộc vào từng loại sản phẩm, đá nguyên liệu…

 

{keywords}
Anh Lương Trịnh (SN 1989) - chủ một cơ sở chế tác đá chia sẻ: "Trước đây, mọi công đoạn chế tác đá đều được làm bằng tay rất vất vả. Sau này, công nghệ máy móc phát triển, hiệu suất lao động của người thợ đã được cải thiện rõ rệt".

 

{keywords}
Một công trình nhà bằng đá (phía sau các mộ đá) với các cột chạm khắc tinh xảo có giá hàng chục tỷ đồng. 

 

{keywords}
Anh Lương Trịnh thuộc dòng họ có nhiều đời làm nghề chế tác đá ở Ninh Vân. 

 

{keywords}
Gia đình anh sở hữu ngôi nhà đá "độc nhất, vô nhị", có tuổi đời gần 100 năm. 

 

{keywords}

Ông chủ sinh năm 1989 cho biết thêm, để tạo được những sản phẩm có văn hoa sắc nét đòi hỏi nghệ nhân phải có tay nghề cao và kiến thức vững về điêu khắc tạo hình. Ngoài vật liệu đá có sẵn ở núi đá vôi cạnh làng, Ninh Vân còn nhập đá từ Thanh Hóa.

 

{keywords}
Biệt thự đá của chú ruột anh Trịnh có giá cả trăm tỷ đồng ở khu du lịch Hoa Lư (Ninh Bình).

 

{keywords}

Theo ông Nguyễn Quang Diệu - Trưởng ban quản lý làng nghề xã Ninh Vân, xã Ninh Vân có 2900 hộ. Trong đó, 1025 hộ sản xuất đồ mỹ nghệ đá. Số lao động làm đá thường xuyên của xã là 2000 người, lao động thời vụ là 1000 người và giải quyết nguồn lao động ở nơi khác đến làm là 2000 người. Tính đến tháng 10/2019, xã có 36 nghệ nhân cấp tỉnh. "Do quy mô sản xuất tại gia đình nhỏ nên UBND tỉnh có dự án quy hoạch làng nghề, xây dựng khu sản xuất quy mô lớn. Giai đoạn 1 đã xong, giai đoạn 2 đang triển khai. Bên cạnh đó, vấn đề ô nhiễm môi trường, tiếng ồn được cải thiện 70%. Bởi tất cả các xưởng đều có hệ thống cách âm và khép kín, bụi không thể lọt ra ngoài". 

 

{keywords}
Mỗi ngôi mộ đá giả cổ ở Ninh Vân giá dao động từ 20 triệu - 80 triệu, có độ bền lên tới cả trăm năm. Tuy nhiên, cũng có nhiều lăng mộ giá có thể lên tới cả tỷ đồng. Giá thành phụ thuộc vào độ cầu kỳ, kích thước và tuổi đá. Đá có tuổi thọ càng lâu đời càng bóng, đường vân trên đá có độ sắc nét cao.

 

{keywords}
Một số sản phẩm tượng Phật bà Quan Âm bằng đá trắng.

Ngôi nhà đá 86 tuổi giá chục tỷ đồng không bán ở Ninh Bình

Ngôi nhà đá 86 tuổi giá chục tỷ đồng không bán ở Ninh Bình

Ngôi nhà bằng đá 86 tuổi ở Ninh Bình từng được tay buôn đồ cổ hỏi mua với giá cả chục tỷ đồng nhưng gia chủ từ chối bán.

Minh Khuê