Chị Mỹ Liên (sống ở TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) bắt đầu làm vườn sân thượng từ tháng 9/2018 sau một lần tình cờ lướt mạng thấy mọi người chia sẻ, hào hứng theo đuổi trào lưu trồng trọt "trên cao".

Lần đầu làm vườn trên sân thượng, chị Liên chưa có kinh nghiệm nên gặp nhiều khó khăn. Gia đình cũng không ủng hộ vì sợ chị bận rộn, vất vả. Nhưng nữ kế toán càng quyết tâm làm bằng được để có nguồn rau trái sạch, đảm bảo an toàn cho sức khỏe cả nhà.

"Công đoạn vận chuyển đất lên vườn là vất vả nhất. Sân thượng ở trên tầng 3, mình phải mua từng bao đất về nhà rồi chia nhỏ, mỗi ngày vác ít một. Dần dần mình cũng chuẩn bị xong nguyên vật liệu để bắt đầu làm vườn, trồng cây trên cao", chị Liên nói.

{keywords}
Sân thượng rộng khoảng 50m2, ngoại trừ diện tích bố trí bồn nước và năng lượng mặt trời, gia chủ dành toàn bộ không gian còn lại để trồng các loại rau, cây ăn trái khác nhau.
{keywords}
Vườn được chia thành hai khu vực, một khu để trồng rau ăn lá, khu còn lại bố trí trồng cây ăn quả và làm giàn cho các giống thân leo.
{keywords}
Các thùng và khay nhựa đều được khoan lỗ cách đáy 5-10cm để thoát nước tốt và đặt trên kệ giúp chống thấm sàn.
{keywords}
Chị Liên bố trí phân tầng không gian phù hợp theo đặc tính từng loại cây và dùng chậu treo áp sát bên giàn để tiết kiệm diện tích cũng như trồng được nhiều rau trái hơn. Xung quanh vườn được lắp đặt nhà màng để hạn chế côn trùng cũng như các tác động xấu từ thời tiết.
{keywords}
Thời gian đầu làm vườn trên cao, chị trồng rau trong thùng xốp nhưng thất bại. Rau thường gặp tình trạng úng nước, cây còi cọc chậm lớn. Gia chủ lên mạng tìm hiểu, học hỏi kiến thức từ những người có kinh nghiệm rồi đầu tư mua thùng phi, khay nhựa về trồng thêm các loại rau xanh và cây thân leo. Dần dần đúc kết được kinh nghiệm từ thực tế, chị đã trồng trọt thành công và gặt hái được thành quả.
{keywords}
Trong vườn hiện có nhiều giống rau ngắn ngày, cho thu hoạch liên tục như xà lách, cải ngọt, cải cúc, cải dún, cải kale, rau muống, mồng tơi, rau dền,... và một số cây thân leo như bầu, bí, mướp, khổ qua.
{keywords}
Vì diện tích sân thượng nhỏ nên chị Liên chỉ trồng mỗi loại một ít và luân phiên nhau để có rau sạch sử dụng liên tục, tránh tình trạng khi thiếu khi thừa.
{keywords}
Người mẹ trẻ cũng ưu tiên trồng các loại rau giàu dinh dưỡng mà con gái yêu thích như súp lơ, đậu đũa, đậu bắp, dưa lê, đu đủ.
{keywords}
Gia chủ còn trồng thành công nhiều giống cây ăn quả trên sân thượng như đu đủ, ổi, sung Mỹ, táo Thái, dưa lê, dưa hấu..., giúp cả gia đình có trái cây sạch thưởng thức thường xuyên.
{keywords}
Để có vườn rau trái tươi tốt, cho năng suất cao, chị Liên cho rằng khâu làm đất ban đầu rất quan trọng. Đất trước khi trồng cây phải được phơi khô, làm sạch, đảm bảo đủ dinh dưỡng và không có mầm bệnh. Ngoài ra, cần chọn hạt giống khỏe và nắm được đặc tính, kỹ thuật trồng, chăm sóc phù hợp với từng loại cây.
{keywords}
"Sau mỗi đợt thu hoạch, mình thường trộn đất với một ít vôi rồi phơi thật khô. Trước khi trồng thì cho đất vào thùng, cứ một lớp đất lại đến một lớp rác nhà bếp, rắc thêm ít trichoderma rồi ủ tầm một tháng là có thể lấy ra sử dụng.

Về giá thể, trước khi gieo hạt, mình tiến hành trộn đất với phân gà, phân dơi, phân trùn quế và trichoderma, tưới ẩm vài ngày. Đến giai đoạn cây con thì bổ sung thêm đất với ruột cá, bã đậu nành, vỏ trứng, vỏ chuối, lá cây già và ít trichoderma rồi lại phủ một lớp đất dày lên. Ủ khoảng một tháng thì có thể đem hỗn hợp đất đi trồng các loại cây ăn trái hoặc giống thân leo", chủ nhân khu vườn chia sẻ.

{keywords}
Mỗi ngày, chị Liên dành khoảng 2 tiếng đồng hồ buổi sáng và chiều để lên vườn, chăm sóc cây cối. Khi dịch bệnh bùng phát, công việc tạm gác lại, chị có nhiều thời gian để làm vườn hơn, chăm chút "đứa con tinh thần" luôn khỏe mạnh, xanh tốt.
{keywords}
Khu vườn được chăm sóc khoa học, thường xuyên nên lúc nào cũng đầy ắp các loại rau trái, cho thu hái liên tục. Nhờ thế mà suốt 3 năm nay, gia đình chị luôn chủ động được nguồn thực phẩm sạch, hiếm khi phải đi chợ mua rau và thoải mái cải thiện bữa ăn hàng ngày, nhất là trong mùa dịch.
{keywords}
Nhiều lần thu hoạch đầy ắp, nữ kế toán còn chia sẻ thành quả lao động với người thân, bạn bè và hàng xóm xung quanh. Những bó rau, trái cây sạch nhà trồng chính là món quà tinh thần ý nghĩa, gắn kết mọi người lại gần với nhau, đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh khó khăn.
{keywords}
Không chỉ cung cấp nguồn thực phẩm, khu vườn trên sân thượng còn trở thành góc thư giãn lý tưởng của chị Liên và các thành viên. Giai đoạn dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, phải hạn chế đi lại, nhờ có vườn nhỏ trên cao mà gia đình chị cảm thấy bớt "cuồng chân", có không gian giải tỏa căng thẳng và mệt mỏi.

"Mỗi ngày được lên vườn, ngắm nhìn cây cối xanh tốt và hít hà bầu không khí trong lành là lòng tôi lại thấy nhẹ nhõm, dễ chịu. Mọi mệt mỏi như tan biến hết và cơ thể thêm sảng khoái, tràn đầy năng lượng hơn. Con gái cũng rất thích được ra vườn, chăm sóc cây cối cùng mẹ. Bé còn được thỏa thích học hỏi, khám phá về thế giới tự nhiên", chị Liên bày tỏ.

Theo Dân Trí

Ông bố ở TP.HCM trồng mía và đủ loại cây ăn trái trên sân thượng

Ông bố ở TP.HCM trồng mía và đủ loại cây ăn trái trên sân thượng

Trên sân thượng ngôi nhà 5 tầng ở TP.HCM, anh Giàu trồng táo, dưa, ổi, khế, sung Mỹ, nho… Nhiều loại cho hàng tạ quả mỗi lần thu hoạch. Đặc biệt, anh còn trồng nhiều cụm mía tím ngọt lịm.