Vào dịp Tết Đoan ngọ (5/5 âm lịch), các gia đình thường sắp một mâm lễ bao gồm: hoa quả, chè kho, bánh gio (bánh tro)... thành kính dâng lên tổ tiên.

Nhiều mâm cỗ được người dùng mạng xã hội khen ngợi vì bày biện đẹp mắt. 

Từ lâu, chị Tô Hưng Giang (Hà Nội) được nhiều chị em nội trợ biết đến như một facebooker chuyên về ẩm thực. Chị đã chia sẻ nhiều công thức nấu ăn cũng như cách bày trí đồ ăn lên mạng xã hội.

Mâm cỗ cúng tết Đoan ngọ đầy màu sắc của chị năm nay cũng khiến mọi người thích thú.

{keywords}
 

Mâm cỗ nhà chị có đủ những món cơ bản là: Vải, nếp cẩm, xôi, chè kho, bánh gio, quất hồng bì. Chị dùng hoa sen, hoa mẫu đơn, hoa cau, hoa bưởi trang trí, biến mâm cỗ thành bức tranh đầy màu sắc.

{keywords}
 

Chị Giang chia sẻ: "Tôi nhớ hồi bé mỗi lần đến tết Đoan ngọ cũng là lúc được nghỉ hè, nên háo hức lắm. Mẹ hay dặn ngủ sớm để sáng mai dậy trước cả ông mặt trời, còn ăn hoa quả diệt sâu bọ trong bụng.

Trẻ con bây giờ dù mẹ có nhắc đến thường xuyên nhưng tôi cảm giác, các con không hào hứng với ngày này cho lắm".

{keywords}
Mâm cúng tết Đoan ngọ năm 2019 của chị Giang.

Chị Vũ Thị Hoan (Hoàng Mai, Hà Nội) - nhân viên văn phòng cũng là cái tên nổi bật trong hội những người thích nấu nướng. Các công thức nấu ăn của chị thu hút rất đông sự quan tâm của những người thích nấu ăn.

{keywords}
 

Năm nay, ngoài hoa quả, bánh gio, chị Hoan nấu thêm món chè hạt sen đậu đỏ. Chị cho biết, hạt sen tươi chị mua loại của Huế, không cần phải ngâm trước. Khi nấu, sen nở bung rất nhanh. Chị chỉ mất khoảng 15 - 20 phút cho món chè thanh mát này. 

{keywords}
Món chè sen táo đỏ phù hợp với tiết trời nóng.

Để chuẩn bị mâm cúng này, chị Hoan dậy sớm, đi chợ từ 5 giờ 30 sáng. "Chợ đông vui náo nhiệt hơn ngày thường, tôi rất thích cảm giác đi chợ vào những ngày lễ, Tết như thế", chị nói.

Sau khi chị chuẩn bị, sắp xếp mâm cúng, ông xã phụ vợ bê lên tầng 3, thắp hương. 

"Trước tết Đoan ngọ, tôi sẽ lên kế hoạch mua những loại hoa quả gì, bánh trái gì, sắp vào mâm theo số lượng đĩa bày ra sao? Tức là tính toán trước để mâm cúng đầy đủ nhưng không quá thừa, lại trang trí đẹp mắt. 

Tết Đoan ngọ cũng là mùa của hoa nhài, hoa sen, tôi thường sử dụng các loại hoa này làm điểm nhấn cho mâm cúng, dùng thêm một ít lá cây màu xanh cho sinh động", chị Hoan tiết lộ cách bày mâm cúng. 

{keywords}
Hoa nhài ngát hương, quyện cùng mùi thơm của nếp cái hoa vàng, trái cây tươi làm nên hương vị của tết Đoan ngọ.

 

{keywords}
Chị Hoan dùng những nguyên liệu đơn giản, làm điểm nhấn cho mâm cúng.

 

{keywords}
Cách bày trí mâm cúng hài hòa, đa màu sắc của người phụ nữ yêu nấu nướng.

Trong một diễn đàn, chị Nguyễn Trang gây bất ngờ khi trên mâm cúng có thêm xôi ngũ sắc, bánh trôi và bó lá xông.

Chị viết: "Hàng năm, nhà tôi đều cúng tết Đoan ngọ với bánh gio, bánh ú, cơm rượu, trái cây. Năm nay, tôi đổi món với bánh trôi và xôi nếp ngũ sắc, nhưng không thể thiếu bó lá xông treo trước cửa như truyền thống lâu đời trừ tà khí. Bó lá rất đẹp gồm: Xương rồng, liễu, khuynh diệp, hết 3 ngày lại đem vào nấu với nồi nước xông toàn thân giải cảm".

{keywords}
 

 

{keywords}
Bánh trôi, xôi ngũ sắc là món chủ đạo trên mâm cúng.

 

{keywords}
Bó lá xông được chị Trang treo từ sớm.

 

{keywords}
Mâm cúng tết Đoan ngọ của nhà chị Trang.

Trên mâm cúng nhà chị Nguyễn Thu, hoa nhài tiếp tục được sử dụng để trang trí. 

{keywords}
Hoa nhài nở rộ, được đặt chính giữa mâm tỏa hương thơm ngát của mùa hè.

Còn chị Lan Mai sử dụng thêm đài sen, tạo thêm sắc xanh tươi mát cho mâm cỗ.

{keywords}
Mâm cúng nhà chị Lan Mai.

Chế biến 3 món hải sản chỉ mất vài phút từ nồi chiên không dầu

Chế biến 3 món hải sản chỉ mất vài phút từ nồi chiên không dầu

Hải sản là món ăn hấp dẫn, bạn hãy tham khảo 3 cách chế biến dưới đây từ nồi chiên không dầu. 

Diệu Anh