1. “Tất cả chúng ta đều nghĩ rằng…”
Sarah Johnston, người đồng sáng lập Job Search Journey, cho biết cô từng chứng kiến những ông chủ và đồng nghiệp mắc sai lầm khi nói như thể tất cả mọi người đều đồng ý với những gì họ nghĩ.
“Bạn có thể dễ dàng rơi vào ‘bẫy’ đồng thuận khi bạn làm việc cùng những người mà bạn thích và có nhiều điểm chung.
Ví dụ như người trưởng nhóm có thể nghĩ rằng cả nhóm đều thích làm việc từ xa, nhưng khi mọi người lại chưa bắt nhịp được thì đó lại là một giả định sai lầm.
Những câu như “tất cả mọi người đều cho rằng” hay “tôi không phải là người duy nhất cảm thấy vậy” có thể tạo thêm sức nặng cho lời nói của bạn và khiến bạn có vẻ như được ủng hộ nhiều hơn. Khi những người đồng nghiệp gây áp lực với nhau bằng câu nói này, họ gửi đi thông điệp rằng, ai có quan điểm khác sẽ mâu thuẫn với số đông.
2. “Cho tôi xin một phút được không?”
Câu nói này nghe có vẻ lịch sự nhưng thực ra nó hàm ý rằng bạn không thực sự quan tâm liệu người kia có thời gian cho bạn hay không. Bởi vì chẳng có ai không thể dành ra 1 phút trừ khi họ đang trên chuyến bay sắp cất cánh. Về cơ bản, bạn đang hỏi một câu mà người kia cảm thấy như thể họ phải đồng ý mà chưa biết bạn muốn gì từ họ.
Vì thế, thay vì yêu cầu đồng nghiệp dành thời gian cho mình, bạn nên cân nhắc việc nói rõ vấn đề đó ra. Ví dụ, bạn có thể nói rằng “tôi đang cố gắng tìm hiểu ý nghĩa của việc… Bạn có thể dành một chút thời gian giải thích cho tôi hay không, hay bạn muốn nói chuyện này sau?”
3. “Tôi không nói bạn nên làm việc này, nhưng…”
Nhà tâm lý học tổ chức Laura Gallaher đã gọi câu này là “một động thái trong nghệ thuật bán hàng: Nói điều gì đó với ai đó bằng cách nói rằng bạn không nói điều đó. Bộ não của người nghe sẽ chỉ nghe thấy rằng “bạn nên làm điều này”, trong khi người nói thì không bị mang tiếng là ra lệnh.
Câu nói này có tính thao túng vì nó mang lại cho người nghe sự khó chịu, bất kể người đó có nghe theo lời khuyên của bạn hay không. Nó khiến người nghe đi xa ra khỏi quyết định ban đầu của mình và giúp người nói có thể rũ bỏ trách nhiệm, kiểu như “tôi đã nói với bạn như vậy từ đầu” nếu như quyết định kia không thành công.
Tương tự, những câu nói như “bạn có thể làm những gì bạn muốn, nhưng…” là những thao tác tinh vi “tạo ra sự nghi ngờ trong đầu của ai đó về cách họ định làm, khiến họ dễ nghiêng theo hướng còn lại” – Gallaher nói.
4. “Đừng dành cả đêm cho việc này”
Nhìn qua thì câu nói này có vẻ giống như người đó đang quan tâm tới hạnh phúc, cuộc sống riêng tư của đồng nghiệp, nhưng nó thường đi theo một lời đề nghị. “Đừng dành cả đêm làm việc này nhưng tôi cần nó trước 8 giờ sáng mai”, ví dụ như thế.
Những người quản lý có thể không nhận ra nhiệm vụ mà họ giao thực sự mất bao lâu, hoặc chưa nói rõ rằng yêu cầu của họ không phải là bản báo cáo đầy đủ cần nhiều giờ làm việc.
Câu nói này thực sự mang tính “tàn phá” nếu đó là vào buổi tối hoặc dịp cuối tuần.
Những người đưa ra đề xuất này hãy tự hỏi bản thân xem liệu công việc đó có thể đợi đến ngày hôm sau được hay không. Nếu không, hãy nói rõ với đồng nghiệp ước tính của bạn xem nó có đúng với thực tế mà nhân viên phải làm hay không.
Để họ không phải dành cả đêm như lời bạn nói, hãy thống nhất về cách làm việc đó, chứ không chỉ đơn thuần là nói ra như vậy.
5. “Bạn không đồng ý ư?” hay “Như thế không phải là cách tốt nhất sao?”
Những câu nói như “Bạn không đồng ý ư?” hay “Cái này không phải cách tốt nhất sao?” không phải là cách thảo luận đúng, mà chỉ giống như sự ép buộc đồng ý.
Khi sếp nói như thế, họ có thể đang đặt nhân viên vào tình thế khó xử khi phải đối đầu nếu không đồng tình.
Thay vì dẫn dắt cuộc thảo luận bằng những câu hỏi như thế, bạn nên hỏi đồng nghiệp những câu hỏi mở hơn, chẳng hạn như “bạn có cách nhìn khác không?” hay “theo bạn, cách đó không hiệu quả à?”
Đăng Dương (Theo Huffington Post)
Dân văn phòng Hàn Quốc sợ quay lại chỗ làm
Nhiều người lao động xứ kim chi, đặc biệt là nhóm trẻ tuổi, lo lắng khi trở lại công ty đồng nghĩa với những cuộc nhậu nhẹt ép buộc sau giờ làm và mất đi thời gian riêng tư.