Chợ Nủa (xã Bình Phú, Thạch Thất, Hà Nội) là chợ phiên cổ mang đậm nét đồng bằng Bắc Bộ xưa.
'Gái 22, trai 27' là câu nói được lưu truyền từ xa xưa ở xã Bình Phú (Thạch Thất, Hà Nội), đây là câu nói thể hiện qui định về 2 phiên chợ cuối cùng của năm.
Chợ Nủa họp phiên vào các ngày mồng 2, 7, 12, 17, 22, 27 âm lịch hàng tháng. Riêng 2 phiên chợ cuối cùng của năm: Phiên chợ ngày 22 tháng Chạp chỉ dành cho phụ nữ đi mua sắm chuẩn bị cho dịp Tết, còn phiên cuối cùng ngày 27 tháng Chạp dành riêng cho đàn ông.
Quy định này hiện đã mai một phần nào, tuy nhiên phiên chợ ngày 22 là phiên chợ đông nhất, náo nhiệt nhất và đa phần người tham gia mua bán là phái nữ.
|
Những quầy hàng bán lá dong dùng để gói bánh chưng Tết bao giờ cũng đông đúc, mỗi cuộn 30 lá được bán với giá 25 ngàn đồng. |
|
Lạt gói bánh chưng được chẻ ngay tại chợ. |
|
Tuy nằm kề khu công nghiệp rất phát triển của huyện Thạch Thất, chợ Nủa vẫn mang đậm chất chợ quê vùng đồng bằng Bắc Bộ xưa với những mặt hàng thủ công bằng tre truyền thống. |
|
Có đủ các loại đũa ăn, đũa dùng nấu nướng, tăm... làm từ tre. |
|
Vẫn những mặt hàng Tết truyền thống, bánh chưng, giò lụa, bánh gai...được bán trong khu chợ. |
|
Chợ phiên ngày 22 tháng Chạp chủ yếu phụ nữ đi sắm Tết cho gia đình. |
|
Quầy hàng bán măng khô các loại rất đông các bà, các cô mua bán. |
|
Người dân nơi đây vẫn ưa dùng các vật dụng làm từ mây, tre dù đồ nhựa rẻ và khá tiện. |
|
Khu vực bán trầu cau thường tập trung nhiều phụ nữ trung tuổi và người già mua bán. |
|
Ống giang dùng để chẻ lạt gói bánh chưng được người phụ nữ này tận dụng như chiếc đòn gánh gánh đồ Tết vừa mua sắm ở chợ. |
|
Nhiều gia đình vẫn giữ thói quen mua chiếc chiếu mới vào dịp Tết. |
|
Rời phiên chợ, người nào cũng lỉnh kỉnh đồ mua cho dịp Tết. |
Khi họp chợ, tiểu thương không có sạp mà ngồi ngay trên lề đường. Đặc biệt hơn nữa, chợ chỉ họp một lần/năm và mỗi lần họp chỉ kéo dài 10 ngày.
Lê Anh Dũng