Bố mẹ tôi khóc lóc xin tôi cứu mạng em trai. Hóa ra, em trai tôi đi làm ở Hà Nội, không biết lô đề cờ bạc thế nào mà chủ nợ cho 3 ô tô chở toàn thanh niên xăm trổ về tận nhà đòi.

Trở về từ Hàn Quốc, trái tim tôi vụn vỡ và hụt hẫng đến tột độ. Tôi không thể ngờ, sau 7 năm làm lụng chăm chỉ tôi lại nhận về kết cục ê chề thế này.

Tôi lên đường đi xuất khẩu lao động khi còn là một thanh niên độc thân. Sang đến Hàn Quốc, tôi mới quen vợ và chung sống với cô ấy.

Sau chừng 6 tháng chung sống, vợ tôi phát hiện có bầu. Vì vậy, cô ấy phải về nước sinh con và sống cùng bố mẹ tôi. Trong quá trình chung sống, mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu không mấy tốt đẹp nên cô ấy thường nhắn tin than phiền với tôi. Tôi chỉ biết động viên vợ cố gắng nhẫn nhịn. 3 năm nữa có chút vốn liếng, tôi sẽ về và chúng tôi sẽ xây nhà ở riêng.

Tuy nhiên, vợ tôi không tin. Cô ấy ra sức làm mình làm mẩy và đòi tôi phải gửi tất cả tiền cho cô ấy cầm. Như vậy, cô ấy mới yên tâm chăm sóc con cái và nhẫn nhịn, phụng dưỡng bố mẹ chồng.

Thỏa thuận với vợ không được, tôi đành phải đàm phán với bố mẹ chuyển tiền cho vợ và đưa vợ con ra ở riêng.

Sau khi có nhà ở riêng, bố mẹ và vợ tôi không còn khúc mắc nhiều với nhau nữa. Vì thế, bên xứ người, tôi chỉ việc chăm chỉ làm lụng, chắt bóp và gửi tiền về quê.

Tôi liên tục tăng ca. Ngày nghỉ, tôi sắm 1 chiếc máy ảnh và đi chụp thuê cho khách du lịch. Số tiền kiếm được, tôi chi tiêu dè sẻn và gửi tất cả cho vợ. Tôi cũng xin gia hạn 2 năm so với hợp đồng 5 năm trước kia của mình để ở lại kiếm tiền.

Phải nói, sau 7 năm, ngoài số tiền đã mua đất xây nhà, tôi cũng tiết kiệm được gần 2 tỷ đồng. Với số tiền ấy, tôi đã dự tính sẽ mua 1 chiếc ô tô và mở một siêu thị mini ngay thị trấn để vợ tôi buôn bán.

Thế nhưng, gần đến tháng về nước, tôi lại nhận tin dữ từ bố mẹ.

Bố mẹ tôi khóc lóc xin tôi cứu mạng em trai. Hóa ra, em trai tôi đi làm ở Hà Nội, không biết lô đề cờ bạc thế nào mà chủ nợ cho 3 ô tô chở toàn thanh niên xăm trổ về tận nhà đòi.

Số tiền nợ lên đến 1,2 tỷ đồng. Họ gia hạn trong 15 ngày, nếu không có tiền trả, họ sẽ xử lý em trai tôi và vĩnh viễn khiến bố mẹ tôi không còn gặp lại con trai nữa.

Tôi nghe xong cú điện thoại, mồ hôi túa ra…

2 hôm sau, bố tôi lại điện thoại thông báo, em trai tôi bỏ trốn nhưng đã bị nhóm đòi nợ tìm thấy. Hiện chúng đã đưa em trai tôi về nhà, giao lại cho bố mẹ tôi và hẹn 10 ngày nữa sẽ đến lấy tiền. Gương mặt người nào người nấy dữ tợn khiến mẹ tôi sợ hãi ngất xỉu. 

Nghe xong, tôi quyết định điện thoại cho vợ, nhắc vợ rút tiền tiết kiệm và tiền đã cho vay về để cứu em. Vợ tôi hét ầm trong điện thoại. Cô ấy nói sẽ chỉ cho bố mẹ tôi vay tối đa 100 triệu đồng. Còn mạng em trai tôi, cô ấy không quan tâm.

Tôi không đồng ý với cách nói của vợ nên đã lớn tiếng mắng mỏ và yêu cầu cô ấy phải mang tiền đưa cho bố mẹ tôi. Cô ấy nói, nếu cô ấy đưa tiền thì cuộc hôn nhân này phải tan vỡ. Cô ấy sẽ mang con đi và không bao giờ trở lại gia đình tôi nữa.

Bố mẹ tôi cũng ra gặp vợ tôi và khóc lóc mong vợ tôi thay ông bà cứu em. Vì vậy, sau nhiều ngày cãi cọ căng thẳng, cô ấy đã đưa 1 tỷ cho bố mẹ tôi rồi để lại đơn ly hôn và bế con đi.

Từ đó đến nay, 7 tháng đã trôi qua, cô ấy vẫn không quay trở lại. Ngay cả khi tôi đã về nước, cô ấy vẫn khăng khăng đòi tôi phải ký đơn ly hôn. Cô ấy còn nói rất nhiều lời xúc phạm tôi và gia đình tôi. Vì vậy, tôi nghĩ, chúng tôi cũng sẽ không thể tiếp tục cuộc hôn nhân này.

Tuy nhiên, nếu quyết định ly hôn thì đứa con tôi sẽ rất tội nghiệp. Và dù sao, trong chuyện trả nợ cho em trai, vợ tôi cũng là người thiệt thòi.

Mong mọi người hãy cho tôi lời khuyên.

Chuyện ít biết về quán ăn hơn 100 năm ở Bình Thuận

Chuyện ít biết về quán ăn hơn 100 năm ở Bình Thuận

Phan Thiết từ xa xưa đã có nhiều sản vật, công trình, cơ sở nổi tiếng khắp trong Nam ngoài Bắc tồn tại đến ngày nay. Nam Thạnh Lầu, Kim Sơn Lầu là hai trong số những niềm tự hào của người Phan Thiết (Bình Thuận).

Lê Phúc (Nam Định)