Thu Hoài là một giáo viên trung học 37 tuổi, ly hôn đã 6 năm nhưng vẫn sống một mình với cô con gái học lớp 2. Hỏi sao không đi bước nữa, chị lắc đầu hoài. Tôi thắc mắc:

- Hay tại chị kén chọn quá?

Chị trả lời bằng giọng ngao ngán:

- Khó nhất là tìm được người yêu thương đứa con mình. Em có cô bạn cũng rơi vào hoàn cảnh như mình. Cậu ấy tái hôn với một anh yêu nó rất thực lòng và nó cũng rất yêu anh ấy. Nào ngờ chung sống chưa được một năm đã nảy sinh mâu thuẫn triền miên giữa chồng với con riêng.

roi boi khi dem tan hon phai ra do con ngu, yen on thi chong lai gian doi hinh anh 1
 

Nhiều phụ nữ tái hôn phải giằng xé giữa mối quan hệ của con và chồng mới. Ảnh minh họa

Ngay đêm tân hôn, đứa con gái 6 tuổi mọi khi ngủ chung với mẹ giờ phải ra nằm riêng ở phòng ngoài, nó sợ không ngủ được. Mẹ nghe tiếng con khóc thút thít, không còn bụng dạ nào nghĩ đến tân hôn.

Ra dỗ được con ngủ vào với chồng thì đến lượt chồng lại giận dỗi.

Ngay cả khi ăn cơm, đứa bé cũng cứ len lét nhìn mẹ. Nó như biết bố dượng không ưa gì nó. Một hôm vô tình nó nghe được bố dượng với mẹ lời qua tiếng lại ở trong buồng, có câu: “Cứ nhìn thấy nó là anh không chịu nổi”.

Tối hôm ấy, thấy mẹ ngồi khóc một mình, nó ôm vai mẹ thủ thỉ: “Mẹ đừng khóc nữa, từ nay con sẽ ngồi học vào chỗ khuất, ông ấy không nhìn thấy con đâu!”. Kể đến đấy, nước mắt chị ứa ra.

- Thấy cảnh ấy, em thà ở một mình chứ không bao giờ đi bước nữa!, Thu Hoài tâm sự.

Ở đời có những trở ngại không phải chúng ta không đủ khả năng vượt qua nhưng vì không coi đó là chuyện quan trọng nên khi nó xảy ra, chúng ta bị "sốc" và xử lý tiêu cực nên càng làm cho nó xấu hơn. Không ít người phải ngậm ngùi chấp nhận một lần tan vỡ nữa.

Thống kê cho thấy, tỷ lệ ly hôn lần thứ hai cao gần gấp rưỡi lần thứ nhất. Xưa nay mẹ hy sinh cho con thì nhiều chứ có mấy ai hy sinh con cho hạnh phúc của mẹ.

Thực ra giải bài toán mâu thuẫn giữa người yêu với con mình không khó nếu làm ngay từ đầu. Bạn cần tạo điều kiện cho người đó làm quen với con mình từ trước khi anh ta đặt chân vào nhà bạn. Tình cảm giữa hai con người, dù là một người lớn với một đứa trẻ, không thể nảy sinh một sớm một chiều mà phải có một quá trình.

Nếu bạn không giải được bài toán này để xảy ra xung đột triền miên giữa hai “nhân vật” đó thì hạnh phúc của bạn là hoang tưởng.  Ngay trong câu chuyện kể ở phần đầu bài viết này, người mẹ trẻ đã thiếu chuẩn bị cho một cuộc sống mới.

Đáng lẽ đứa bé phải được tập ngủ riêng từ những ngày trước khi mẹ định đi bước nữa. Trong khi tìm hiểu, chị phải làm thế nào để người chồng tương lai yêu quý được đứa con riêng của mình. Và với sự nhạy cảm vốn có của phụ nữ, chị phải làm cầu nối giữa người chồng sau với đứa con trước.

Lẽ nào một đứa trẻ ngoan ngoãn và đáng yêu mà người đàn ông lại chỉ yêu mẹ. ghét con? Phải chăng, trong tấn bi kịch gia đình đó, nguyên nhân đâu phải chỉ ở người đàn ông vụng về, càng không phải ở đứa bé ích kỷ mà phần lớn ở sự thiếu những kỹ năng tối thiểu về tâm lý và cách nghĩ chủ quan cho rằng trẻ con thì quan trọng gì.

Suy cho cùng một người cha yêu thương đứa con máu mủ của mình đó là bản năng sinh học nhưng một người cha yêu thương được đứa con không phải giọt máu của mình còn đáng trân trọng hơn, nó mang yếu tố xã hội học. Cũng như mọi điều tốt đẹp ở đời, mấy khi từ trên trời rơi xuống mà phần lớn do chúng ta tạo dựng nên.

Còn nếu bạn cảm thấy khó quá, khả năng mình không thể làm được, hay gặp phải người đàn ông lòng dạ hẹp hòi chỉ "yêu mẹ ghét con" thì kết hôn làm gì thêm mệt. Có lẽ hoàn cảnh này cứ hò hẹn ở đâu đó có khi còn hạnh phúc hơn và khi con khôn lớn trưởng thành nó sẽ hiểu những hy sinh của mẹ, hơn là chung sống mà hạnh phúc quá xa vời!

Làm mẹ đơn thân hay cung phụng một người tham vật chất

Làm mẹ đơn thân hay cung phụng một người tham vật chất

'Hai mẹ con tôi quá sốc, nhưng con gái tôi thì đã rất nặng tình, nó buồn, nhưng chỉ im lặng, sợ cậu kia biết, sẽ bỏ nó'.

Theo Dân Việt