- CLB Dân ca Ví Giặm xứ Nghệ tại Hà Nội vừa tổ chức chương trình "Nhịp cầu Ví giặm Xứ Nghệ" nhân Ngày di sản văn hóa Việt Nam 23/11 và 4 năm ngày UNESCO vinh danh dân ca Ví Giặm xứ Nghệ là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Cẩm Ly nghẹn ngào nước mắt vì cô bé 7 tuổi hát dân ca

Long trọng lễ vinh danh dân ca Ví, Dặm Nghệ Tĩnh

Nghệ An – Hà Tĩnh chuẩn bị Lễ vinh danh dân ca Ví, Giặm

Chương trình là dịp để mọi người cùng nhau nâng niu, gìn giữ và phát huy giá trị của những làn điệu dân ca Ví, Giặm - di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, tạo thêm niềm tin yêu và động lực cho mỗi người góp sức xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, ông Lê Doãn Hợp - Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch Hội đồng hương Nghệ An tại Hà Nội cho biết: “Yêu dân ca Ví, Giặm là cội nguồn của tình yêu đối với quê hương đất nước. Giữ gìn và phát huy những làn điệu dân ca Ví, Giặm cũng là giữ gìn và phát huy cốt cách của người dân xứ Nghệ, của dân tộc Việt Nam... Vì thế, CLB Dân ca Ví Giặm xứ Nghệ tại Hà Nội đã ra đời và nhanh chóng khẳng định được vị thế quan trọng”.

{keywords}
Ông Lê Doãn Hợp đánh giá cao việc CLB dân ca Nghệ An, Hà Tĩnh ở Hà Nội đã luôn đoàn kết, gắn kết để tổ chức chương trình. 

“Đây là một chương trình kỷ niệm rất ý nghĩa, là việc làm cần thiết để gắn kết người Nghệ An, Hà Tĩnh ở thủ đô, để hun đúc quyết tâm cả về văn hóa, kinh tế, văn hóa, chính trị, để người xứ Nghệ dù công tác ở đâu cũng đóng góp vào sự phát triển ở đó, cũng là luôn hướng về quê hương, xây dựng quê hương Nghệ Tĩnh ngày càng giàu mạnh hơn” – Ông Lê Doãn Hợp nhấn mạnh.

Ồng Lê Doãn Hợp cũng bày tỏ mong muốn những người yêu văn hóa xứ Nghệ tiếp tục quan tâm hơn nữa để văn hóa xứ Nghệ dù ở đâu cũng phát huy tốt, để lại dấu ấn tốt trong lòng công chúng.

Ra đời vào dịp kỷ niệm 124 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh - ngày 19/5/2014, CLB Dân ca Ví Giặm xứ Nghệ tại Hà Nội đã ghi được nhiều dấu ấn trong lòng người hâm mộ.

Báo cáo tại lễ kỷ niệm, bà Nguyễn Thị Thành - Chủ nhiệm CLB dân ca Ví Giặm xứ Nghệ ở Hà Nội chia sẻ: “Gần 5 năm hoạt động, CLB đã thu hút được hàng trăm hội viên tham gia. Cùng chung tình yêu đối với những làn điệu dân ca, đối với xứ Nghệ yêu dấu, các thành viên đã cùng nhau sáng tạo, biểu diễn và mang nét độc đáo của loại hình nghệ thuật dân gian tỏa sáng trong đời sống tinh thần của người dân Hà Nội, cũng như người dân trên mọi miền của Tổ quốc”.

Những buổi biểu diễn dân ca Ví, Giặm nhân các ngày lễ tết, hay những buổi sinh hoạt thường xuyên của CLB vào tối thứ 7 hàng tuần, đặc biệt là sự kiện giao lưu dân ca ví Giặm 3 miền Bắc - Trung - Nam đã thực sự ghi dấu ấn đậm nét trong lòng người hâm mộ. Đây là niềm vui, là phần thưởng vô cùng có ý nghĩa đối với Ban Chủ nhiệm và các thành viên CLB.

{keywords}

Đại diện Ban Tổ chức trao cờ và hoa cho đại diện các nhạc sĩ, nghệ sĩ, ca sĩ

“Có được những thành quả quan trọng bước đầu ấy, ngoài sự nỗ lực của Ban Chủ nhiệm và các thành viên CLB Dân ca Ví Giặm xứ Nghệ, còn là sự giúp đỡ, động viên kịp thời của các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ban, ngành Trung ương, Ban Liên lạc Hội đồng hương tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh tại Hà Nội, các nhạc sĩ, nghệ sĩ, ca sĩ, những nhà hảo tâm...”, Chủ nhiệm CLB dân ca Ví Giặm xứ Nghệ tại Hà Nội – bà Nguyễn Thị Thành nhấn mạnh.

Có thể khẳng định, CLB Dân ca Ví Giặm xứ Nghệ ở Hà Nội là nơi để những người con Xứ Nghệ ở Hà Nội nói riêng và bạn bè muôn nơi yêu mến bộ môn nghệ thuật ví, giặm tìm đến để học tập, nghiên cứu, giao lưu văn hóa và hướng về cội nguồn quê hương xứ sở.

T.T

Để dân ca Ví, Giặm mang hơi thở thời đại

Để dân ca Ví, Giặm mang hơi thở thời đại

 Rất khó để bảo tồn nguyên vẹn không gian sinh hoạt của Ví, Giặm bởi thực tế những không gian này hiện nay không còn nhưng chúng ta phải biết “ứng vạn biến”...

Vì sao dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh thành di sản nhân loại?

Vì sao dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh thành di sản nhân loại?

 Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh vừa được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại trong phiên họp đêm 27/11 tại Paris, Pháp.