- "Tôi đã từng biểu diễn rất nhiều trên sân khấu nên bây giờ chẳng nhất thiết tôi phải lên sân khấu để gào lên rằng tôi vẫn giữ được đẳng cấp, được phong độ và tôi là người nổi tiếng. Tôi rất ngạc nhiên vì cái gọi là người nổi tiếng ở Việt Nam", nghệ sĩ violin Xuân Huy nói.
Đăng Dương: "Sao" nhạc đỏ kiếm đâu cát xê trăm triệu!
Thanh Lam: Mr Đàm, Hà Hồ sẽ "dạy" bằng gì?
Pianist Tuấn Nam: Biến jazz thành gia vị lạ miệng
Về Việt Nam tôi rất sốc!
- Nhạc sĩ Dương Thụ từng gọi anh là một nghệ sĩ violin ở ẩn. Tại vì anh kén các chương trình, anh khó tính khi nhận lời biểu diễn hay vì lý do nào khác?
- Có nhiều lý do nhưng có lẽ lý do lớn nhất là chữ TÔI. Mà chữ tôi này có rất nhiều gạch đầu dòng. Vào thời điểm đó tôi khó có thể làm việc với tất cả các đối tác âm nhạc ở VN. Thời chúng tôi đi học, nền âm nhạc Việt Nam đang ở vào thời hoàng kim. Những người đi học cùng tôi khi đó đến nay đều được xã hội biết đến và bố mẹ họ đều là những người cực kỳ nổi tiếng khi đó. Tôi đi đúng 10 năm, trở về năm 1998 và tham gia trình diễn luôn. Suốt gần 2 năm, tôi chơi nhiều nhưng đến gần năm 2000 thì bỏ đánh đàn. Và đến năm 2008, tôi mới chơi đàn trở lại.
- Thời gian đầu trở về VN anh có bị sốc như bao người khác? Trước đó anh có nghĩ đến chuyện sẽ ở lại châu Âu để phát triển sự nghiệp?
- Hồi đó bố tôi bị bệnh nên tôi mới về bởi khi đó giấy tờ ký kết với Dàn nhạc ở Moscow vẫn còn hiệu lực và họ vẫn để lại chỗ cho mình do tôi đã làm ở đó 8 năm trời. Nhưng tôi đành phải xin lỗi vì phải quay về vì gia đình. Về VN tôi có sốc chứ. Nền âm nhạc Việt Nam lúc tôi đi, và lúc tôi trở về đã có khoảng cách và thay đổi lớn. Tôi gần như không tìm kiếm được sự đồng điệu
- Một người đã sống với âm nhạc lâu như vậy mà lại không động đến đàn trong gần 9 năm, anh không thấy nhớ sao?
- Có thời gian 3 năm trời tôi không đánh một nốt nhạc nào. Nhưng kỳ lạ là tôi có lâu không động đến đàn thì quay trở lại cũng đánh được ngay bởi mình tập đã quá nhiều nên đã ăn vào đầu.
- Nhưng vì thời gian đó anh vẫn gắn bó với cây đàn, không chơi nhưng làm đàn violin?
- Làm đàn là đam mê thôi. Tôi thích sửa đàn khi còn học bên Nga. Cây đàn đầu tiên tôi làm khi về VN là năm 1999, 3 tháng sau khi về nước. Tôi làm đàn cho chính mình chơi.
- Anh có bao giờ ân hận về quyết định đã trở về VN? bởi nếu ở lại châu Âu như nhiều bạn bè khác thì có lẽ bây giờ anh đã có một sự nghiệp khác, cuộc sống khác, một môi trường khác và ở một tầm khác?
- Tôi nghĩ mỗi người có số phận khác nhau. Mà số phận phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của toàn xã hội. Đương nhiên nếu ở lại nước ngoài thì hoạt động nghệ thuật của mình tốt hơn và cuộc sống vẫn rất bay nhảy, được làm những cái mình thích vì đơn giản làm nhạc đã đủ nuôi sống cả gia đình và được cả xã hội trọng vọng.
- Là một người khá kỹ tính, đặc biệt với âm nhạc vậy điều gì khiến anh gật đầu tham gia một chương trình?
- Tôi đã từng biểu diễn rất nhiều trên sân khấu nên bây giờ chẳng nhất thiết tôi phải lên sân khấu để gào lên rằng tôi vẫn giữ được đẳng cấp, được phong độ và tôi là người nổi tiếng. Tôi rất ngạc nhiên vì cái gọi là người nổi tiếng ở Việt Nam. Có nhiều điều sai lệch về câu chuyện thế nào là người tài và người nổi tiếng.
Một người nổi tiếng có thể cả đời họ chỉ lên sân khấu 1 lần nhưng vấn đề là họ làm được gì trên sân khấu trong lần duy nhất đó chứ không có nghĩa nổi tiếng là một sự nhẵn mặt trên báo chí, trên truyền hình, xuất hiện trên càng nhiều đầu báo càng tốt. Không phải nổi tiếng là bằng cách gây scandal ở các lĩnh vực khác không liên quan đến nghề nghiệp của mình.
- Tham gia chương trình Điều còn mãi từ năm đầu tiên, khi chương trình còn rất mới, chưa biết chất lượng và danh tiếng ra sao, vì sao anh lại đồng ý biểu diễn và biểu diễn liền trong nhiều năm?
- Tiêu chí chương trình đặt ra là những người tốt nhất của tốt nhất. Anh nói mình là người nổi tiếng nhưng lên sân khấu mà không hát được, không biểu diễn được thì năm sau sẽ bị loại ngay. Khán giả không quan tâm anh có nổi tiếng hay không, họ chỉ cần biết anh có làm được gì hay ho trên sân khấu hay không.
Tôi và Khánh Thi không cần lăng xê nhau
- Không phải ai cũng biết anh là anh trai của Khánh Thi, một người cũng có thể coi là nổi tiếng trong lĩnh vực của cô ấy, theo tiêu chí của anh?
- Tôi khẳng định Khánh Thi là người nổi tiếng. Cả hai chúng tôi đều là những người đi làm nghề bằng cả đam mê. Khánh Thi là người dám làm dám chịu, dám “đâm đầu” vào một lĩnh vực lúc đấy còn quá xa xỉ với người Việt Nam, đó là dancesport.
Thi quyết làm những điều mình thích, mình muốn và cô ấy nhìn thấy tiềm năng phát triển của bộ môn này ở VN rất lớn. Thi sẵn sàng bỏ biên chế Nhà nước đi làm điều mà người ta bảo cô ấy điên. Thi đi học dancesport, tổ chức các giải thi đấu, khuyếch trương nó lên và bây giờ thì cả nước có bộ môn dancesport. Tôi nghĩ Khánh Thi không chỉ là người nổi tiếng mà còn xứng đáng được đúc tượng đồng là đằng khác vì không chỉ đưa dancesport vào VN mà còn chuẩn mực hóa bộ môn này.
Tôi phải công nhận Khánh Thi nhảy tuyệt vời nhưng hát không hay không phải sở trường vì cô ấy không phải ca sĩ. Ca hát chỉ là niềm đam mê của Thi mà thôi. Thi cũng làm người mẫu nhưng không phải là người mẫu. Thi chỉ làm việc đó vì lời mời của các nhà tạo mẫu với tư cách khách mời cho vui.
- Thời điểm Khánh Thi chọn dancesport, bộ môn này vẫn còn rất lạ lẫm ở VN, khi đó gia đình anh phản đối hay ủng hộ cô ấy?
- Gia đình tôi nói thì nói, khuyên thì khuyên nhưng bố mẹ tôi hiểu rằng cả hai anh em tôi đều rất cá tính. Chúng tôi là những người ở hai thế giới, hai thái cực khác nhau nhưng cùng làm nghệ thuật và đều là những người giỏi trong lĩnh vực của mình. Vì vậy nên không cần lăng xê nhau.
- Anh vừa nói hai người ở hai thái cực khác nhau. Anh thì chọn lĩnh vực nhạc hàn lâm, Thi lại chọn lĩnh vực rất đại chúng là dancesport. Anh thâm trầm, ít nói, không phải tuýp người hay thích xuất hiện nhưng Thi dường như lại ngược lại. Ngoài điểm chung là cá tính và có tài, anh và Thi còn điểm chung nào nữa?
- Điểm chung này của hai anh em là cái gen làm nghệ thuật. Một điểm nữa là chúng tôi luôn làm cho người khác, làm vì cộng đồng và làm đẹp cho xã hội.
- Hồi nhỏ anh và Thi có thời gian ở bên nhau không?
- Tôi hơn Thi 10 tuổi. Khi tôi sang Nga học đàn thì Thi mới 6 tuổi. Khi tôi trở về thì Thi lại đi du học. Thời gian ở bên nhau gần như không có dù chúng tôi sống chung một nhà. Bây giờ Thi lại vào Nam lập nghiệp nên càng ít gặp nhau.
- Anh và Thi có thói quen đến dự những chương trình của nhau không? Ví dụ Thi sẽ đi nghe anh chơi nhạc cổ điển còn anh tới xem Thi nhảy dancesport hay làm giám khảo các cuộc thi khiêu vũ?
- Khẳng định là không! Chúng tôi không cần phải cổ vũ nhau. Không phải vì chúng tôi xa lánh nhau mà thừa biết khả năng của nhau. Chúng tôi xem nhau biểu diễn vài lần và quá hiểu về trình độ của nhau nên không cần thiết phải đi xem nhau biểu diễn thường xuyên. Thời gian đó để dành làm việc khác.
Tôi biết có những người khi lên sân khấu họ kéo đàn kéo đống mang theo băng rôn để khuyếch trương sự nổi tiếng của mình. Đó là sự khẳng định rằng tôi chưa có đẳng cấp và chỉ bịp người ta ở những câu chuyện khác mà thôi. Chúng tôi không chọn khuyếch trương, cổ vũ nhau theo cách đó, dù vẫn luôn dõi theo và ủng hộ công việc của nhau bằng nhiều cách riêng.
Cảm ơn anh vì cuộc trò chuyện!
Hạnh Phương
Đăng Dương: "Sao" nhạc đỏ kiếm đâu cát xê trăm triệu!
Thanh Lam: Mr Đàm, Hà Hồ sẽ "dạy" bằng gì?
Pianist Tuấn Nam: Biến jazz thành gia vị lạ miệng
Về Việt Nam tôi rất sốc!
Xuân Huy đã để lại dấu ấn đặc biệt với Luala Concert 2011. |
- Nhạc sĩ Dương Thụ từng gọi anh là một nghệ sĩ violin ở ẩn. Tại vì anh kén các chương trình, anh khó tính khi nhận lời biểu diễn hay vì lý do nào khác?
- Có nhiều lý do nhưng có lẽ lý do lớn nhất là chữ TÔI. Mà chữ tôi này có rất nhiều gạch đầu dòng. Vào thời điểm đó tôi khó có thể làm việc với tất cả các đối tác âm nhạc ở VN. Thời chúng tôi đi học, nền âm nhạc Việt Nam đang ở vào thời hoàng kim. Những người đi học cùng tôi khi đó đến nay đều được xã hội biết đến và bố mẹ họ đều là những người cực kỳ nổi tiếng khi đó. Tôi đi đúng 10 năm, trở về năm 1998 và tham gia trình diễn luôn. Suốt gần 2 năm, tôi chơi nhiều nhưng đến gần năm 2000 thì bỏ đánh đàn. Và đến năm 2008, tôi mới chơi đàn trở lại.
- Thời gian đầu trở về VN anh có bị sốc như bao người khác? Trước đó anh có nghĩ đến chuyện sẽ ở lại châu Âu để phát triển sự nghiệp?
- Hồi đó bố tôi bị bệnh nên tôi mới về bởi khi đó giấy tờ ký kết với Dàn nhạc ở Moscow vẫn còn hiệu lực và họ vẫn để lại chỗ cho mình do tôi đã làm ở đó 8 năm trời. Nhưng tôi đành phải xin lỗi vì phải quay về vì gia đình. Về VN tôi có sốc chứ. Nền âm nhạc Việt Nam lúc tôi đi, và lúc tôi trở về đã có khoảng cách và thay đổi lớn. Tôi gần như không tìm kiếm được sự đồng điệu
- Một người đã sống với âm nhạc lâu như vậy mà lại không động đến đàn trong gần 9 năm, anh không thấy nhớ sao?
- Có thời gian 3 năm trời tôi không đánh một nốt nhạc nào. Nhưng kỳ lạ là tôi có lâu không động đến đàn thì quay trở lại cũng đánh được ngay bởi mình tập đã quá nhiều nên đã ăn vào đầu.
- Nhưng vì thời gian đó anh vẫn gắn bó với cây đàn, không chơi nhưng làm đàn violin?
- Làm đàn là đam mê thôi. Tôi thích sửa đàn khi còn học bên Nga. Cây đàn đầu tiên tôi làm khi về VN là năm 1999, 3 tháng sau khi về nước. Tôi làm đàn cho chính mình chơi.
- Anh có bao giờ ân hận về quyết định đã trở về VN? bởi nếu ở lại châu Âu như nhiều bạn bè khác thì có lẽ bây giờ anh đã có một sự nghiệp khác, cuộc sống khác, một môi trường khác và ở một tầm khác?
- Tôi nghĩ mỗi người có số phận khác nhau. Mà số phận phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của toàn xã hội. Đương nhiên nếu ở lại nước ngoài thì hoạt động nghệ thuật của mình tốt hơn và cuộc sống vẫn rất bay nhảy, được làm những cái mình thích vì đơn giản làm nhạc đã đủ nuôi sống cả gia đình và được cả xã hội trọng vọng.
- Là một người khá kỹ tính, đặc biệt với âm nhạc vậy điều gì khiến anh gật đầu tham gia một chương trình?
- Tôi đã từng biểu diễn rất nhiều trên sân khấu nên bây giờ chẳng nhất thiết tôi phải lên sân khấu để gào lên rằng tôi vẫn giữ được đẳng cấp, được phong độ và tôi là người nổi tiếng. Tôi rất ngạc nhiên vì cái gọi là người nổi tiếng ở Việt Nam. Có nhiều điều sai lệch về câu chuyện thế nào là người tài và người nổi tiếng.
Một người nổi tiếng có thể cả đời họ chỉ lên sân khấu 1 lần nhưng vấn đề là họ làm được gì trên sân khấu trong lần duy nhất đó chứ không có nghĩa nổi tiếng là một sự nhẵn mặt trên báo chí, trên truyền hình, xuất hiện trên càng nhiều đầu báo càng tốt. Không phải nổi tiếng là bằng cách gây scandal ở các lĩnh vực khác không liên quan đến nghề nghiệp của mình.
Xuân Huy liên tục góp mặt trong chương trình hòa nhạc Điều còn mãi từ năm 2009 đến nay. |
"Điều còn mãi" là chương trình hòa nhạc thường niên do báo Vietnamnet tổ chức từ năm 2009. Năm nay, Điều còn mãi sẽ tiếp tục diễn ra tại Nhà hát Lớn vào14h ngày 2/9 và được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 với sự tham gia của các ca sĩ Thanh Lam, Hồng Nhung, Mỹ Linh, Đăng Dương, Trọng Tấn... và nhiều nghệ sĩ tên tuổi như violist Xuân Huy, pianist Tuấn Nam... |
- Tiêu chí chương trình đặt ra là những người tốt nhất của tốt nhất. Anh nói mình là người nổi tiếng nhưng lên sân khấu mà không hát được, không biểu diễn được thì năm sau sẽ bị loại ngay. Khán giả không quan tâm anh có nổi tiếng hay không, họ chỉ cần biết anh có làm được gì hay ho trên sân khấu hay không.
Tôi và Khánh Thi không cần lăng xê nhau
- Không phải ai cũng biết anh là anh trai của Khánh Thi, một người cũng có thể coi là nổi tiếng trong lĩnh vực của cô ấy, theo tiêu chí của anh?
- Tôi khẳng định Khánh Thi là người nổi tiếng. Cả hai chúng tôi đều là những người đi làm nghề bằng cả đam mê. Khánh Thi là người dám làm dám chịu, dám “đâm đầu” vào một lĩnh vực lúc đấy còn quá xa xỉ với người Việt Nam, đó là dancesport.
Thi quyết làm những điều mình thích, mình muốn và cô ấy nhìn thấy tiềm năng phát triển của bộ môn này ở VN rất lớn. Thi sẵn sàng bỏ biên chế Nhà nước đi làm điều mà người ta bảo cô ấy điên. Thi đi học dancesport, tổ chức các giải thi đấu, khuyếch trương nó lên và bây giờ thì cả nước có bộ môn dancesport. Tôi nghĩ Khánh Thi không chỉ là người nổi tiếng mà còn xứng đáng được đúc tượng đồng là đằng khác vì không chỉ đưa dancesport vào VN mà còn chuẩn mực hóa bộ môn này.
Tôi phải công nhận Khánh Thi nhảy tuyệt vời nhưng hát không hay không phải sở trường vì cô ấy không phải ca sĩ. Ca hát chỉ là niềm đam mê của Thi mà thôi. Thi cũng làm người mẫu nhưng không phải là người mẫu. Thi chỉ làm việc đó vì lời mời của các nhà tạo mẫu với tư cách khách mời cho vui.
Xuân Huy và Khánh Thi hiếm khi xuất hiện và chụp ảnh cùng nhau. |
- Thời điểm Khánh Thi chọn dancesport, bộ môn này vẫn còn rất lạ lẫm ở VN, khi đó gia đình anh phản đối hay ủng hộ cô ấy?
- Gia đình tôi nói thì nói, khuyên thì khuyên nhưng bố mẹ tôi hiểu rằng cả hai anh em tôi đều rất cá tính. Chúng tôi là những người ở hai thế giới, hai thái cực khác nhau nhưng cùng làm nghệ thuật và đều là những người giỏi trong lĩnh vực của mình. Vì vậy nên không cần lăng xê nhau.
- Anh vừa nói hai người ở hai thái cực khác nhau. Anh thì chọn lĩnh vực nhạc hàn lâm, Thi lại chọn lĩnh vực rất đại chúng là dancesport. Anh thâm trầm, ít nói, không phải tuýp người hay thích xuất hiện nhưng Thi dường như lại ngược lại. Ngoài điểm chung là cá tính và có tài, anh và Thi còn điểm chung nào nữa?
- Điểm chung này của hai anh em là cái gen làm nghệ thuật. Một điểm nữa là chúng tôi luôn làm cho người khác, làm vì cộng đồng và làm đẹp cho xã hội.
- Hồi nhỏ anh và Thi có thời gian ở bên nhau không?
- Tôi hơn Thi 10 tuổi. Khi tôi sang Nga học đàn thì Thi mới 6 tuổi. Khi tôi trở về thì Thi lại đi du học. Thời gian ở bên nhau gần như không có dù chúng tôi sống chung một nhà. Bây giờ Thi lại vào Nam lập nghiệp nên càng ít gặp nhau.
- Anh và Thi có thói quen đến dự những chương trình của nhau không? Ví dụ Thi sẽ đi nghe anh chơi nhạc cổ điển còn anh tới xem Thi nhảy dancesport hay làm giám khảo các cuộc thi khiêu vũ?
- Khẳng định là không! Chúng tôi không cần phải cổ vũ nhau. Không phải vì chúng tôi xa lánh nhau mà thừa biết khả năng của nhau. Chúng tôi xem nhau biểu diễn vài lần và quá hiểu về trình độ của nhau nên không cần thiết phải đi xem nhau biểu diễn thường xuyên. Thời gian đó để dành làm việc khác.
Tôi biết có những người khi lên sân khấu họ kéo đàn kéo đống mang theo băng rôn để khuyếch trương sự nổi tiếng của mình. Đó là sự khẳng định rằng tôi chưa có đẳng cấp và chỉ bịp người ta ở những câu chuyện khác mà thôi. Chúng tôi không chọn khuyếch trương, cổ vũ nhau theo cách đó, dù vẫn luôn dõi theo và ủng hộ công việc của nhau bằng nhiều cách riêng.
Cảm ơn anh vì cuộc trò chuyện!
Hạnh Phương